Một nhà máy sản xuất có vốn đầu tư 280 triệu USD (khoảng 6.000 tỉ
đồng) đã khởi công xây dựng từ tháng 11.2016 nhưng đến nay vẫn chưa có
báo cáo đánh giá tác động môi trường - thủ tục mang tính quyết định dự
án có được cấp phép hay không.
Đó là Công ty TNHH JA Solar VN (JA Solar) thuộc Tập đoàn JA Solar (Trung Quốc). Công ty này đang gấp rút hoàn thành một nhà máy cực lớn với tên gọi Nhà máy JA Solar VN tại khu công nghiệp Quang Châu thuộc xã Quang Châu (H.Việt Yên, Bắc Giang).
Nhà máy JA Solar VN được khởi công từ tháng 11.2016 Ảnh: TTXVN
|
Bất chấp luật pháp
|
|
|
Đúng là phía JA Solar VN
chưa được cơ quan chức năng chấp thuận, phê duyệt hồ sơ ĐTM. Về nguyên tắc là sai, nhưng do để đáp ứng nhu cầu phát triển, chính quyền địa phương đã “tạo điều kiện” để JA Solar tiến hành xây dựng nhà máy trước để kịp tiến độ theo thiết kế của nhà máy
|
|
|
Ông Trần Vũ Thông, Phó giám đốc BQL các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang
|
|
|
Dự án đã được đồng ý về mặt chủ trương để xây dựng nhà máy trên diện tích 30.000 m2 sản xuất tấm silic. Tổng vốn đầu tư 280 triệu USD (khoảng 6.000 tỉ đồng), sản phẩm là tấm silic, sẽ được chuyển sang Malaysia để lắp ráp thành sản phẩm hoàn thiện là pin năng lượng mặt trời. Theo thiết kế, sau khi đi vào hoạt động, JA Solar sẽ thải ra 5.000 tấn nước thải mỗi ngày. Nước thải chủ yếu phát sinh qua quá trình làm nguội sau khi nung tấm silic.
Có mặt tại công trường nhà máy vào những ngày cuối tháng 2 vừa qua, chúng tôi chứng kiến phía trong và ngoài công trường này là hàng dài các xe tải cỡ lớn chở hàng ngàn tấn vật liệu xây dựng nối đuôi nhau tập kết vật liệu. Bên trong công trường xây dựng Nhà máy JA Solar có cả trăm công nhân thi công, lắp ráp những khung sắt nhà xưởng, nhà điều hành...
Ngày 11.7.2016, phía JA Solar ký hợp đồng thuê đất tại khu công nghiệp Quang Châu với mục đích triển khai dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời. Ngày 27.11.2016, JA Solar cho khởi công dự án. Tới dự lễ khởi công có sự góp mặt của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Tập đoàn JA Solar Cận Bảo Phương cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật khi triển khai dự án. Tuy nhiên, tại thời điểm đó một thủ tục bắt buộc là báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thì dự án lại không có chứ chưa nói đến việc có được ngành chức năng thông qua hay chưa. Hiện nay, sau gần 5 tháng thi công, Nhà máy JA Solar VN sắp hoàn thành và đưa vào sản xuất nhưng cũng... chưa có ĐTM.
Theo quy định, công ty này phải được Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT) phê duyệt ĐTM thì mới được khởi công xây dựng dự án. Tại buổi làm việc trực tiếp mới đây, khi chúng tôi đề nghị cung cấp ĐTM thì đại diện JA Solar nói chưa thể cung cấp. Lý do, phía JA Solar hợp tác với đơn vị khác chuyên triển khai các thủ tục pháp lý liên quan để thực hiện. Đơn vị này mới chỉ có báo cáo sơ bộ ĐTM gửi cơ quan hữu trách. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị được xem báo cáo này thì... cũng bị từ chối.
Sai nhưng vẫn… tạo điều kiện
|
|
|
Không thể tin và hiểu được làm sao lại có chuyện như vậy xảy ra. Dự án nào muốn được thông qua, cấp phép đầu tư cũng phải có ĐTM; thậm chí là đánh giá môi trường chiến lược nếu quy mô lớn. Làm trái luật như vậy là không thể chấp nhận được
|
|
|
TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam
|
|
|
Ông Trần Vũ Thông, Phó giám đốc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, thừa nhận: “Đúng là phía JA Solar VN chưa được cơ quan chức năng chấp thuận, phê duyệt hồ sơ ĐTM. Về nguyên tắc là sai, nhưng do để đáp ứng nhu cầu phát triển, chính quyền địa phương đã “tạo điều kiện” để JA Solar tiến hành xây dựng nhà máy trước để kịp tiến độ theo thiết kế của nhà máy”.
Ông Trần Vũ Thông giải thích thêm JA Solar được xây dựng nhà máy trước nhưng nếu xây dựng xong mà chưa có ĐTM được cơ quan chức năng phê duyệt thì đơn vị này không được phép sản xuất. Trong trường hợp cơ quan chức năng không chấp thuận phê duyệt mà đơn vị này đã xây dựng rồi thì họ phải chịu hoàn toàn thiệt hại. Ngay từ ban đầu, chúng tôi đã làm việc với chủ đầu tư và họ cũng chấp nhận rủi ro này.
Không thể tin được !
Các chuyên gia môi trường đã vô cùng bất ngờ trước thông tin có một dự án quy mô lớn như vậy nhưng lại không có ĐTM. “Không thể tin và hiểu được làm sao lại có chuyện như vậy xảy ra. Dự án nào muốn được thông qua, cấp phép đầu tư cũng phải có ĐTM; thậm chí là đánh giá môi trường chiến lược nếu quy mô lớn. Làm trái luật như vậy là không thể chấp nhận được”, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam nói.
GS-TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường (Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM), khẳng định không nhất thiết phải đi sâu phân tích về nguy cơ ô nhiễm của dự án này vì họ đã sai ngay từ khâu đầu tiên là không có ĐTM. Đây là một sai phạm lớn trong quá trình cấp phép đầu tư nên không nhất thiết phải tiến hành các bước tiếp theo.
|
|
Nhiều dự án phải hủy, hoãn vì... ĐTM
Trước đó đã có không ít dự án phải hủy, hoãn vì bị dư luận phát hiện làm ĐTM gian dối. Điển hình nhất chính là 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Hai dự án này khi bị dư luận kịch liệt phản đối, ngành chức năng đã cho làm lại ĐTM, tuy nhiên cuối cùng dự án cũng bị hủy. Hay Nhà máy giấy Lee&Man ở Hậu Giang bị phát hiện sử dụng bản ĐTM đã “hết thời” và việc thực hiện tham vấn không đúng quy trình. Nhà máy này đến nay chưa thể đi vào hoạt động vì chưa giải quyết được bài toán về môi trường.
|
|
|
Tỏ ra vô cùng kinh ngạc, PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ), nói: “Trước giờ tôi chỉ nghe nói về các ĐTM kém chất lượng chứ chưa nghe có dự án nào mà đặc biệt lại là dự án lớn hàng trăm triệu USD như vậy lại không có ĐTM. Có thể hình dung lỗ hổng trong quản lý của chúng ta ngày càng lớn, đặc biệt sau các cam kết mạnh mẽ của Chính phủ như: phải giám sát chặt, không đánh đổi môi trường lấy phát triển. Có thể có 2 trường hợp, thứ nhất các cấp quản lý không biết ĐTM là quy định bắt buộc phải có của các dự án. Thứ hai họ cố tình lờ đi. Trong cả hai trường hợp này nếu điều nào xảy ra cũng không thể chấp nhận được. Nếu như giải thích của địa phương vì ưu tiên cho phát triển là không phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng là không đánh đổi. Còn với trách nhiệm quản lý theo ngành dọc thì các bộ ngành có liên quan đã làm hết trách nhiệm? Một điều không thể đã xảy ra thì việc quản lý, bảo vệ môi trường sẽ rất khó thực hiện. Để bảo vệ luật pháp, quan điểm trong phát triển kinh tế và môi trường cần làm rõ trách nhiệm của địa phương và bộ ngành liên quan”.
Liên hệ với Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường thì được biết đơn vị này chưa hề nhận được hồ sơ ĐTM của JA Solar. Sau khi được Thanh Niên thông tin, cục này đã có công văn đề nghị Sở TN-MT tỉnh Bắc Giang cung cấp thông tin về hiện trạng dự án sản xuất tấm silic và lắp ráp tấm pin năng lượng của JA Solar để xem xét về việc đánh giá tác động môi trường, trước ngày 3.3. Tuy nhiên, tới cuối giờ làm việc ngày 3.3, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường tái khẳng định: “Vẫn chưa nhận được văn bản trả lời của Sở TN-MT tỉnh Bắc Giang”.
Bình luận (0)