Tại Việt Nam theo dự báo, phát thải khí nhà kính sẽ tăng 2,7 lần và 4,6 lần vào các năm 2020 và 2030 so với mức phát thải năm 2010(*)
Trước nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng tăng, cũng như trước áp lực phải có nguồn năng lượng sạch, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, thời gian qua, ở Việt Nam đã có nhiều dự án Điện mặt trời được triển khai thành công tại nhiều tỉnh thành có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
|
Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa có công suất 49 MW (69 MWp), tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỉ đồng, được xây dựng trên diện tích 70,23 ha đất đồi thuộc xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Nhà máy nằm cạnh đường Quốc lộ 25, cách thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa 4 km về phía tây; cách thành phố Pleiku 131 km; cách thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên 90,5 km.
|
Ý thức được tầm quan trọng của việc vận hành an toàn, hiệu quả các nhà máy điện, vì vậy, trong các dự án năng lượng tái tạo và các dự án năng lượng khác (thủy điện, điện sinh khối, điện gió, điện mặt trời, rooftop - điện mặt trời trên mái nhà…), ngành Năng lượng TTC luôn ưu tiên hợp tác, liên kết với các đơn vị nhà thầu có bề dày kinh nghiệm và uy tín đến từ các nước tiên tiến trên thế giới.
Dựa trên nền tảng tinh thần sẻ chia yêu thương trong gần 4 thập kỷ hoạt động kinh doanh, thời gian qua, Tập đoàn TTC và các đơn vị trực thuộc đã không ngừng thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện tại các tỉnh thành, như: Long An, Bến Tre, Bình Định, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế… Và cũng tại sự kiện này, GEC đã trao tặng 10 căn nhà tình thương cho các hộ gia đình khó khăn tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.
|
Như vậy, liên tục trong thời gian ngắn, Tập đoàn TTC và GEC đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành thành công, an toàn và hiệu quả 2 nhà máy thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo, cung cấp tổng sản lượng vào lưới điện quốc gia với hơn 163 triệu kWh/năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng cho khoảng trên 79.000 hộ gia đình. Bên cạnh đó, làm giảm phát thải CO2 ra môi trường khoảng 49.000 tấn/năm. Điều cộng hưởng tích cực đi kèm của việc đưa vào vận hành 2 Nhà máy này, đó chính là góp phần tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống kinh tế cho người dân địa phương.
Song hành phát triển các loại hình năng lượng tái tạo truyền thống mà Tập đoàn TTC đang có lợi thế là thủy điện và điện sinh khối, ngành Năng lượng TTC không ngừng tích cực chuẩn bị và thực hiện các dự án điện mặt trời tại các vùng có nguồn bức xạ ánh sáng cao, nhằm từng bước nâng công suất lên khoảng 1.000 MW đến năm 2020 như mục tiêu đã đề ra. Điều này cũng góp phần thực hiện mục tiêu chung của Chính phủ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đó là đến năm 2030, tổng công suất các dự án điện mặt trời sẽ đạt 12.000 MW.
Bình luận (0)