Nhà vô địch SEA Games học 16 năm mới có bằng cử nhân

30/04/2016 08:27 GMT+7

Ở tuổi 34, cựu kỷ lục gia từng 2 lần đoạt HCV SEA Games Nguyễn Thị Thu Cúc mừng tới rơi nước mắt khi cầm trên tay tấm bằng cử nhân thể thao, để có thể yên tâm chuyển sang làm HLV điền kinh tại Cần Thơ, với mức lương tăng thêm vài trăm nghìn đồng. Để có được tấm bằng tưởng như rất bình thường ấy, chị đã phải trải qua một cuộc “đày ải” kéo dài tới... 16 năm, một “kỷ lục” trong làng thể thao.

Ở tuổi 34, cựu kỷ lục gia từng 2 lần đoạt HCV SEA Games Nguyễn Thị Thu Cúc mừng tới rơi nước mắt khi cầm trên tay tấm bằng cử nhân thể thao, để có thể yên tâm chuyển sang làm HLV điền kinh tại Cần Thơ, với mức lương tăng thêm vài trăm nghìn đồng. Để có được tấm bằng tưởng như rất bình thường ấy, chị đã phải trải qua một cuộc “đày ải” kéo dài tới... 16 năm, một “kỷ lục” trong làng thể thao.

Nhà vô địch học16 năm mới có bằng cử nhânThu Cúc thời còn đỉnh cao phong độ - Ảnh: quang Minh
Cúc thừa tiêu chuẩn để được tuyển thẳng vào các trường đại học thể thao chuyên ngành, song vì điều kiện nên chị đăng ký học hệ cao đẳng thể thao liên kết ở Cần Thơ từ năm 1999. Do bận tập huấn và thi đấu đội tuyển quốc gia liên miên tại Hà Nội nên việc học của nhà vô địch 7 môn phối hợp thường xuyên bị gián đoạn. Dù Cúc luôn cố gắng tranh thủ mọi thời gian nghỉ hiếm hoi để học lại thi lại mà vẫn không theo nổi. Đến 2009, qua 10 năm với 3 lần nghỉ rồi xin học tiếp, Cúc nản tới mức chấp nhận... thất học luôn. Thế nhưng 3 năm sau, cực chẳng đã chị lại phải tiếp tục đến trường bởi nếu không có tấm bằng cử nhân sẽ không được xét vào biên chế. Khi ấy, chị còn nợ tới 9 môn và phải nhờ lãnh đạo can thiệp nhà trường mới chấp nhận đặc cách cho học trở lại. Cúc mất thêm 3 năm nữa gồng mình vừa học vừa tập luyện vừa làm đủ thứ việc để có thể hoàn thành cả chương trình cao đẳng rồi lên luôn đại học.
20 năm gắn bó với nghiệp điền kinh, Thu Cúc đã phải gánh chịu đủ chuyện bạc bẽo, thậm chí phải trả giá bằng cả hạnh phúc riêng tư. Thế nhưng, điều khiến chị cay đắng nhất chính là 16 năm đơn độc, nhiều lúc thực sự vô vọng trong việc học hành. Từ đội tuyển đến địa phương đều chỉ quan tâm làm sao có được thành tích, còn chuyện học văn hóa, hướng nghiệp hoàn toàn thả nổi, bỏ mặc VĐV tự bơi.
Tiền công, tiền thưởng không đủ học lại, thi lại
Ngoài thời gian, công sức khổng lồ bỏ ra, Thu Cúc không thể nhớ nổi mình đã phải mất bao nhiêu tiền cho việc học lại, thi lại trong 16 năm, mà như ví von đầy chua xót của chính khổ chủ thì “chắc chắn tổng số tiền thưởng thành tích trong cả nghiệp đấu cũng không đủ”. Có vài môn, chị phải học lại tới vài lần mới xong, bởi cứ đang học dở lại vướng tập luyện thi đấu rồi không được cho thi. Giai đoạn sau, Cúc phải dồn gần như tất cả tiền công, tiền thưởng rồi cả tiền làm thêm tại quán cà phê và công ty quảng cáo mới đủ đóng học phí.
Số VĐV có thể hoàn tất chương trình cử nhân trong 5 năm gần như không có, mà hầu hết đều phải mất 7, 8, 9 năm. Cũng hiếm ai có thể bắt đầu học đại học để lo cho tương lai của mình trước tuổi 20. Đơn cử ở tuổi 25, ngôi sao thể dục dụng cụ 2 lần giành quyền dự tranh Olympic Phan Thị Hà Thanh vẫn chưa là cử nhân. Đã vậy, năm Thanh đăng ký đi học, do chuyên ngành thể dục không tuyển sinh nên Thanh phải theo học... điền kinh. Khi mới theo học đại học, tuyển thủ đi bộ Nguyễn Thị Thanh Phúc cũng từng bị ngợp trước tình cảnh vừa phải tập luyện thi đấu vừa học. Không chỉ vậy, chị còn choáng vì số tiền mà mình phải tự đóng để học lại thi lại, với vài chục nghìn đồng/tiết. Chỉ phải học lại vài môn, đã mất tới cả chục triệu đồng.
Chuyện học hành, hướng nghiệp cho VĐV, kể cả các tuyển thủ quốc gia, đang là “lỗ hổng” lớn khi ngành thể thao hướng tất cả cho mục tiêu thành tích. Điều duy nhất các đối tượng đặc thù này được hưởng chỉ là việc được xét vào thẳng các trường chuyên ngành căn cứ vào đẳng cấp, rồi cho phép kéo dài thời gian. Còn lại, họ học như thế nào, chất lượng ra sao, chẳng ai quan tâm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.