Trước đây, Lâm Quang Nhật được xem là “chàng trai vàng” của bơi lội Việt Nam, từng giành huy chương vàng bơi 1.500m tại SEA Games 2013 và 2015, nhiều lần phá kỷ lục đại hội và quốc gia… Tuy nhiên, từ 2019, Nhật bất ngờ chuyển hướng sang Triathlon (3 môn phối hợp gồm bơi, đạp xe và chạy bộ) và trở thành người mở đường cho bộ môn này tại Việt Nam. Năm 2021 và 2022, Quang Nhật khẳng định vị trí hàng đầu quốc gia với ngôi vô địch tại Trifactor Vietnam, đồng thời là nhà vô địch các giải đấu có hạng mục Olympic (bơi 1,5 km, đạp 40 km, chạy 10 km) trong nước.
Tại giải chạy JEX Running 2022 vừa diễn ra mới đây, nhà vô địch Triathlon đã có cuộc chia sẻ thú vị về hành trình chuyển tiếp của mình, cũng như những đánh đổi về sức khỏe khi trở thành một vận động viên chuyên nghiệp.
Lâm Quang Nhật (phải) tại JEX Running 2022 |
BTC |
Chào Nhật, sau ngần ấy thành tích của bơi đường dài, lý do nào khiến bạn chuyển hướng từ bơi lội chuyên nghiệp sang Triathlon?
Nhật bén duyên với bơi lội từ khi còn bé xíu, và có hơn 10 năm vô danh dưới nước trước kì tích đầu tiên tại SEA Games 2013. Đây là chiến thắng khiến Nhật vỡ òa cảm xúc, và cũng là động lực để bản thân chinh phục thêm nhiều huy chương sau đó.
Nhưng sau 5 năm dấn thân cho sự nghiệp bơi lội, Nhật bị thoát vị đĩa đệm, một số chuyên gia khuyên Nhật không nên tiếp tục chơi thể thao đỉnh cao. Sau đó, Nhật quyết định chuyển hướng sang nghiệp huấn luyện và dành thời gian trải nghiệm nhiều công việc khác nhau, thậm chí chạy cả xe ôm công nghệ.
Một lần, Nhật được rủ rê xem giải Triathlon, và cũng được một câu lạc bộ giới thiệu về bộ môn mới này. Đây là bộ môn yêu cầu sức bền và thể lực rất lớn, thời gian thi đấu lên tới hơn 2 tiếng đồng hồ và tại Việt Nam, cũng chưa có nhiều người có thể chơi được bộ môn khốc liệt như vậy.
Ban đầu Nhật chỉ tập luyện, thi đấu bộ môn này để giải trí, để khỏe thêm. Nhưng có lẽ cái duyên thể thao với Nhật chưa dừng lại, càng tập mình càng thấy khó, càng khó lại càng muốn chinh phục. Dần dần, Nhật như tìm lại được chính mình qua những chiến thắng, và quyết tâm hết mình vì đam mê thể thao một lần nữa, nhưng với một bộ môn mới: Triathlon.
“2 năm trước, Nhật sẽ chẳng ngại ngần nói mình không thích chạy bộ. Nhưng giờ đây Nhật hiểu rằng: Bạn chỉ ghét thứ bạn chưa giỏi.” |
NVCC |
Thông thường, chơi thể thao là cách đơn giản để xương khớp chắc khỏe hơn, lý do nào khiến Nhật phải đối mặt với bệnh khớp? Những lúc đó, có khi nào bạn nghĩ đến chuyện từ bỏ thể thao chưa?
Với đa số mọi người, thể thao là cách rèn luyện sức khỏe rất hữu ích. Nhưng với một vận động viên chuyên nghiệp, việc tập luyện với cường độ rất cao sẽ tạo áp lực vô cùng lớn đến xương khớp.
Khi chuyển từ bơi lội sang ba môn phối hợp, Nhật thậm chí còn bị thoát vị đĩa đệm nặng hơn, chèn L4, L5 lệch đốt, trượt đốt. Thời điểm đó, ngồi lâu cũng đau, nằm nghiêng cũng nhức, ngay cả việc sinh hoạt thường ngày cũng vô cùng khó khăn. Mỗi sáng, Nhật phải mất gần 15 phút mới ngồi dậy được. Chưa kể, trong thời kỳ bắt đầu tập chạy, tập đạp, nền tảng thể lực Nhật còn yếu và tập sai cách đã khiến lưng mình càng ngày càng tệ hơn.
Nhưng chấn thương của Nhật chưa dừng lại ở đó. Sau khi chữa lưng khỏi, Nhật lại tăng khối lượng luyện tập với mong muốn cải thiện tốc độ chạy, có tuần chạy đến 50 - 60 km, mỗi ngày tải đến 2-3 bài khác nhau ở cả bơi-đạp-chạy. Cố gắng chạy quá nhanh khi chân chưa đủ khỏe, Nhật đã phải trả giá, khiến đầu gối bị tràn dịch mô mềm, cứ tăng tốc là đau, đến đi đứng bình thường cũng khó chịu.
Nhật đã xoáy vào vòng quay chữa - trị liệu - uống thuốc rồi đỡ, quay lại tập thì tái lại, rồi lại chữa - trị liệu - uống thuốc một thời gian dài. Cứ như vậy, nhiều lần Nhật đã nghĩ đến chuyện từ bỏ. Bởi nếu biết mình chấn thương mà mặc kệ không khắc phục, vẫn cứng đầu tăng khối lượng tập, chính là làm tổn hại đến sức khỏe và cuộc sống bản thân sau này.
Tuy nhiên, may mắn là sau một thời gian làm quen với Triathlon, Nhật đã trao đổi với ban huấn luyện về giáo án, cường độ tập sao cho cơ thể và tinh thần mình được khỏe mạnh nhất đúng nghĩa. Kết hợp với trị liệu, uống thuốc, áp dụng các biện pháp công nghệ cao… Nhật dần ổn hơn và quay lại tập luyện cho các giải trong nước. Mọi thứ không ngừng cải thiện suốt gần 3 năm qua là minh chứng rõ ràng nhất cho sự nỗ lực và chăm sóc xương khớp đúng cách.
Lâm Quang Nhật tập luyện chạy bộ, đạp xe cho bộ môn Triathlon |
NVCC |
Là một vận động viên của bộ môn siêu khó Triathlon, cơ duyên nào khiến Nhật tham gia một giải chạy cự ly ngắn như JEX Running?
Đã từ lâu, Nhật luôn ngập tràn trong các loại sản phẩm bổ xương khớp để hỗ trợ chữa trị chấn thương nên khi thấy thông tin về giải chạy do nhãn hàng JEX thế hệ mới kết hợp Vnexpress tổ chức, Nhật đã không ngần ngại tham gia ngay.
Nhật thấy bản thân mình và JEX có nhiều yếu tố đồng điệu, đặc biệt là yếu tố tiên phong. Với Triathlon, Nhật được xem là “người mở đường” cho bộ môn siêu khó này. Với bơi lội, Nhật đã dành cả tuổi trẻ để khởi đầu cho thời kỳ rạng rỡ của bơi lội Việt Nam. Trong khi đó, JEX là một trong những nhãn hàng tiên phong hỗ trợ chăm sóc xương khớp người Việt, đứng hàng đầu thị trường suốt trong 10 năm qua.
Tại giải chạy JEX Running 2022, Nhật tham gia cự ly 6 km và hoàn thành chặng trong thời gian 24 phút 14 giây. Nhật hài lòng với kết quả này và xem đây là một buổi đánh giá thể lực của bản thân sau một thời gian tập luyện nghiêm túc.
Lâm Quang Nhật ấn tượng khi JEX Running có sự đồng hành của nhiều chuyên gia, bác sĩ đến từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, giúp thăm khám xương khớp, tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng cho runner.Ảnh: BTC |
Tham gia giải chạy cũng là cách Nhật góp một phần nhỏ bé cho chương trình hỗ trợ phẫu thuật xương khớp “JEX - Vì sống là động”, chia sẻ phần nào cho các bệnh nhân khớp nặng có hoàn cảnh khó khăn. Nhật đã chống chọi với bệnh khớp một thời gian dài, nên rất hiểu nỗi đau mà các bệnh nhân đang gặp phải.
Nhiều người thấy các VĐV bị chấn thương khi chơi thể thao, chạy bộ thì lo sợ và không dám vận động. Họ nghĩ rằng vận động thường xuyên không tốt cho xương khớp? Bạn nghĩ sao về quan điểm này?
Nhật nghĩ quan niệm này chưa đúng. Bởi mọi hoạt động đều sẽ có những rủi ro nhất định. Cầu thủ thi đấu đỉnh cao trên sân cỏ, vận động viên bơi lội, chạy bộ với cường độ cao, tần suất lớn thì tất nhiên nguy cơ chấn thương cũng cao hơn người bình thường.
Về bản chất, vận động nói chung và thể thao nói riêng là liều thuốc bổ cho sức khỏe xương khớp, cải thiện tinh thần của người chơi. Nếu chỉ vì sợ chấn thương mà không vận động, xương khớp thậm chí còn nhanh “gỉ sét”, dễ hỏng hóc hơn.
Quan trọng là chúng ta phải lắng nghe cơ thể, xây dựng lộ trình tập luyện phù hợp với thể trạng, chủ động bổ sung dưỡng chất từ sớm để tiếp “nhiên liệu” cho khớp. Khi có sức khỏe nền tảng và hệ xương khớp khỏe mạnh, mỗi người có thể chinh phục thêm những mục tiêu mới, như điều Nhật đã và đang cố gắng thực hiện mỗi ngày.
Bình luận (0)