Trước hết là nhạc cổ điển Andalusi ở Ma-rốc, một thể loại có nguồn gốc ở vùng al-Andalus của người Hồi giáo và người Moor. Về sau, loại nhạc này lan rộng và ảnh hưởng đến nhiều phong cách khác nhau trên khắp vùng Maghreb, một khu vực thuộc Bắc Phi và thế giới Ả Rập, bao gồm Algeria, Maroc, Tunisia và Libya.
Dàn nhạc của nhạc viện Tetouan ở Ma-rốc |
insidearabia.com |
Nhạc của dân du mục và vũ điệu chiến tranh
Ở các vùng nông thôn Ma-rốc có loại nhạc gọi theo tiếng Ả Rập là Aita (Haita, Rita hoặc Ghita). Từ này có nghĩa là “kêu, gọi hoặc than thở”. Aita mang phong cách nhạc Bedouin, tức nhạc của những người du mục Ả Rập ở Bắc Phi, bán đảo Ả Rập, vùng Levant ở phía đông Địa Trung Hải và vùng Lưỡng Hà (thuộc Iraq ngày nay).
Reggada là một thể loại nhạc Berber Ma-rốc và là vũ điệu chiến tranh truyền thống của các bộ lạc Beni Znassen/Aït Iznasen ở phía Đông Bắc Ma-rốc (các tỉnh Oujda, Berkane và Taourirt). Nó rất giống với thể loại âm nhạc Allaoui có nguồn gốc từ miền Đông Ma-rốc, xuất hiện cùng thời với Reggada.
Nhạc tôn giáo và dân gian
Gnawa là một hình thức âm nhạc thần bí và thần chú có nguồn gốc từ Tây Phi. Đây là một tập hợp các bài hát, thi ca và nhịp điệu tôn giáo của Ma-rốc. Người ta thường biểu diễn loại nhạc này trong Lila, tức những đêm cầu nguyện và chữa bệnh do Gnawa maalem (nhạc sĩ bậc thầy), cùng nhóm nhạc sĩ và vũ công của họ hướng dẫn.
Khi diễn Gnawa người ta thường thắp hương và vận trang phục có màu sắc cụ thể. Nhạc cụ chính mà họ sử dụng là một cây đàn luýt ba dây, gọi là “gimbri” kèm theo lời xướng của người hát; bên cạnh đó là những chiếc trống lớn “tbel” hoặc “qanqa”; những chiếc bánh đúc đôi bằng kim loại gọi là “garage”. Hiện nay nhạc Gnawa đã lan sang nhiều quốc gia khác ở châu Phi và châu Âu, chẳng hạn như nước Pháp.
Ảnh minh họa những nhạc công chơi nhạc cổ điển Andalusi, một thể loại có nguồn gốc ở vùng al-Andalus của người Hồi giáo và người Moor |
youtybe.com |
Chaabi là thuật ngữ nói về một số loại nhạc phổ biến của Ma-rốc, kết hợp âm nhạc dân gian nông thôn và thành thị. Nó có nghĩa là “phổ biến”. Người ta thường biểu diễn thể loại nhạc này trên đường phố, các quảng trường và khu chợ, ngoài ra ta có thể nghe chúng trong quán cà phê, nhà hàng hay khi dự tiệc cưới.
Hát thơ và nhảy múa
Một hình thức âm nhạc khác có nguồn cội từ Ma-rốc gọi là Malhun. Ban đầu Malhun chỉ là sáng tạo văn học thuần túy, một thể loại thơ ngày nay được biết đến ở Ma-rốc với tên gọi "qasida”. Nó phát triển ở các ốc đảo Tafilalet ở miền Nam Ma-rốc vào thế kỷ 15 trước khi lan sang các vùng khác của Maghreb.
Cái tên Malhun có nghĩa là “bài thơ du dương”, thường do tầng lớp lao động ở thành thị ngâm nga và hát, chủ yếu là do cánh đàn ông và các phường hội thợ thủ công biểu diễn.
Người Berber ở Ma-rốc có một điệu nhảy tập thể gọi là Ahidus, đôi khi còn gọi là Ahidous, Haidous, Tahidoust hoặc Hideoussi. Đây là điệu nhảy truyền thống của nhiều bộ lạc Berber, được xem là trò giải trí yêu thích của họ.
Aḥwash (còn gọi là Ahwach hoặc Ahouach) là một phong cách biểu diễn tập thể của tộc người Shilha, bao gồm ca hát, thi ca, khiêu vũ và bộ gõ, có nguồn gốc từ miền Nam Ma-rốc. Dân địa phương thường biểu diễn Ahwash trong các dịp lễ hội và lễ kỷ niệm cộng đồng.
Gnawa là một hình thức âm nhạc thần bí và thần chú có nguồn gốc từ Tây Phi, bao gồm bài hát, thi ca và nhịp điệu tôn giáo của Ma-rốc |
moroccoworldnews.com |
Nhạc khiêu vũ Reggada ở thị trấn Aknoul, tỉnh Taza, khu vực Fès-Meknès (Ma-rốc) |
Wikipedia |
Nhìn chung, âm nhạc Ma-rốc chịu ảnh hưởng phong cách âm nhạc của Ả Rập, Địa Trung Hải, Tây Phi, Berber, Andalusi và những khu vực khác. Theo Wikipedia, âm nhạc của xứ sở này phân chia theo từng khu vực. Nhạc Andalusi và Malhun thì gắn liền với các trung tâm đô thị ở phía Bắc, còn Chaabi và Aita gắn liền với vùng đồng bằng ven biển Đại Tây Dương, Reggada có liên quan mật thiết với vùng Beni-Znassen (Oujda, Berkane..), Gnawa thì ở Essaouira và Marrakesh; còn Ahidus gắn liền với Middle Atlas, riêng Ahwash thì trong khu vực Sous, Guedra lại ở Sahara.
Bình luận (0)