|
Các phương pháp nhân bản vô tính khác nhau được ứng dụng bao gồm cắt và ghép cành, kết quả đã thu được 8 cây mới phát triển tốt.
Tân Hoa Xã dẫn lời nhà nghiên cứu Giang Zeping từ Học viện Lâm nghiệp Trung Quốc cho biết cây con đã được chuyển từ các chiếc cốc dinh dưỡng sang các chậu to hơn để tiếp tục tăng trưởng trong nhà kính.
Dự án bắt đầu từ tháng 4.2013 khi các nhà khoa học từ học viện tiến hành thu mẫu và nuôi hơn 1.500 dòng vô tính khác nhau. Quá trình lão hóa đang làm suy giảm chức năng của “cụ bách”, vì vậy rất cần bảo tồn gien tốt của đại thụ này. Các nhà khoa học cho biết do tuổi của cây bách quá cao nên việc nhân bản gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ thành công ít hơn 1%. Rất may mắn là đã thu được bản sao thế hệ thứ hai sau 3 - 5 năm.
Theo Tân Hoa Xã, dự án có ý nghĩa rất lớn trong bảo tồn nguồn gien, bảo vệ các loài cây quý hiếm, cổ xưa. Cây bách 5.000 năm tuổi này cao 20 m, mọc ở khu đền Xyuanyuan, gần lăng Hoàng Đế tại Thiểm Tây, Trung Quốc. Vùng đất này có đến hơn 30.000 cây cổ đại với tuổi đời từ 1.000 năm trở lên.
Tạ Xuân Quan
>> Đừng “nhân bản vô tính” thạc sĩ
>> Lạc đà nhân bản vô tính đầu tiên
>> Nhân bản vô tính cây đa cũ
Bình luận (0)