Ông Phạm Như Huynh, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, khuyên: “Một chương trình liên kết quốc tế uy tín, trước hết phải được Bộ GD-ĐT công nhận. Việc kiểm tra thông tin này khá đơn giản, thí sinh chỉ cần lên trang thông tin điện tử của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) để xem”.
Tiến sĩ Lưu Thanh Tâm, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, chia sẻ: “Chất lượng của các trường đối tác liên kết với các trường tại Việt Nam cũng rất quan trọng. Thông qua website của các trường này, thí sinh có thể tìm hiểu thông tin về trường, đặc biệt xem trường có được các tổ chức kiểm định uy tín công nhận”.
|
Ở góc độ khác, thạc sĩ Nguyễn Hồng Trang, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông, cho rằng: “Bên cạnh các vấn đề chất lượng, bản thân sinh viên cần tìm hiểu thêm nhiều yếu tố khác để biết chương trình này có thực sự phù hợp với bản thân mình không. Đó có thể là điều kiện thời tiết, môi trường sống, học phí, chi phí sinh hoạt ở quốc gia mà sinh viên sẽ theo học”.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Phương, Phó giám đốc Văn phòng Đào tạo quốc tế Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chia sẻ những tiêu chí được xem là chất lượng của một chương trình. Đó là phải đào tạo người học đạt chuẩn quốc tế, môi trường học tập đa quốc gia, giáo viên có trình độ chuyên môn theo chuẩn yêu cầu...
Vào lúc 14 giờ 30 ngày 14.8, Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục tổ chức buổi tư vấn trực tuyến truyền hình online thứ hai với sự tham dự của các trường ĐH, CĐ: Khoa học tự nhiên TP.HCM, Giao thông vận tải TP.HCM, Công nghệ thông tin Gia Định và CĐ Quốc tế Kent. Bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi tại: www.thanhnien.com.vn hoặc đến tham gia trực tiếp tại 248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM. |
Hà Ánh
Bình luận (0)