Nhân dân tệ mất thế 'mỏ neo' trong kinh tế toàn cầu

13/08/2015 10:57 GMT+7

(TNO) Hơn 20 năm qua, đồng nhân dân tệ luôn là “mỏ neo” ổn định cho nền kinh tế toàn cầu, giúp điều hướng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và châu Á. Song với vụ phá giá vừa rồi, bản tệ Trung Quốc đã mất vị trí này.

(TNO) Hơn 20 năm qua, đồng nhân dân tệ luôn là “mỏ neo” ổn định cho nền kinh tế toàn cầu, giúp điều hướng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và châu Á. Song với vụ phá giá vừa rồi, bản tệ Trung Quốc đã mất vị trí này.

Vị trí "mỏ neo" kinh tế thế giới của nhân dân tệ biến mất sau khi Trung Quốc phá giá đồng tiền - Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg hôm nay 13.8, hơn 20 năm qua, khi nội tệ các nước khác sụt giảm thời khủng hoảng châu Á và thế giới, nhân dân tệ vẫn ổn định. Song thời đại “mỏ neo” của nhân dân tệ dường như kết thúc sau khi Trung Quốc hạ tỷ giá hai ngày liên tiếp.
Bản tệ Đại lục giảm giá mạnh nhất trong 21 năm sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ để các yếu tố thị trường đóng vai trò lớn hơn trong việc xác định tỷ giá. Giá cả các loại hàng hóa trên thế giới, từ dầu thô đến kim loại công nghiệp, đều giảm. Giới hoạch định chính sách trong khu vực cũng phản ứng.
Giá trị nhân dân tệ trượt dài có nguy cơ gây ra một loạt các đợt phá giá tiền tệ, đe dọa giảm phát toàn cầu khi giá hàng nhập khẩu và hàng hóa giảm. Chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Morgan Stanley cho hay động thái của Trung Quốc sẽ làm giảm lợi nhuận và xuất khẩu tại Mỹ, tạo điều kiện để Trung Quốc và châu Á “xuất khẩu” ra thế giới
Trong ngắn hạn, động thái của Đại lục gia tăng thách thức trong tăng trưởng toàn cầu, tăng biến động thị trường, vốn đã mất một phần chiếc “mỏ neo” cơ bản, cựu Giám đốc đầu tư Mohamed El-Erian thuộc hãng Pacific Investment Management nhận định.
Chuyên gia kinh tế Tao Dong tại ngân hàng Credit Suisse ở Hồng Kông (Trung Quốc) nói: “Bản tệ Trung Quốc đã được biết đến với khả năng dự báo trong hai thập niên qua nhưng hôm nay, điều này đã biến mất”.
Hồi khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009, cựu Phó thống đốc PBOC cho hay xuất khẩu sụt giảm đã cho Trung Quốc “lý do chính đáng” để giảm giá nội tệ, song khi ấy, họ lại chọn giữ cho nhân dân tệ ổn định.
Khi châu Á bước qua khủng hoảng tài chính, Thống đốc PBOC Đới Tường Long cho biết mặc áp lực gia tăng từ các nhà xuất khẩu, Trung Quốc vẫn kiên định giữ giá bản tệ để cung cấp “chiếc neo rất cần thiết cho sự ổn định của châu Á”.
Nhà kinh tế Chen Xingdong tại ngân hàng BNP Paribas nói: “Trung Quốc đã được quốc tế tán dương vì giữ ổn định đồng nhân dân tệ thời khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Song lần này, Trung Quốc chưa nhận được sự công nhận tương tự từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Sự khích lệ từ quốc tế dành cho việc ổn định nhân dân tệ do đó biến mất”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.