Nhân duyên lâu đời Việt - Hàn

20/12/2022 07:30 GMT+7

Trước khi thiết lập Hàn Quốc' target='_blank' rel='noopener noreferrer'>Hàn Quốc' target='_blank' rel='noopener noreferrer'>Hàn Quốc' target='_blank' rel='noopener noreferrer'>Hàn Quốc quyết đạt 7 triệu lượt khách vào 2024">quan hệ ngoại giao song phương ngày 22.12.1992, Hàn Quốc và Việt Nam có mối nhân duyên lâu đời kéo dài nhiều thế kỷ, đồng thời chia sẻ nhiều nét tương đồng về văn hóa.

Nguyên tổ gia tộc Hoa Sơn Lý thị (Hwasan Lee-ssi, gia tộc Lý Hoa Sơn) ở Hàn Quốc là hoàng tử của vương triều nhà Lý thời Đại Việt.

Mối liên hệ lâu đời

Hoàng tử Lý Long Tường (sinh năm 1174) là con thứ bảy của vua Lý Anh Tông thuộc đời thứ sáu triều đại nhà Lý (1009 - 1225). Vua Lý Anh Tông (trị vì năm 1138 - 1175) có tổng cộng 7 hoàng tử, gồm Long Xưởng, Long Minh, Long Đức, Long Hòa, Long Ích, Long Trát và Long Tường. Như vậy, Lý Long Tường là em vua Lý Cao Tông (trị vì năm 1176 - 1210) và là chú vua Lý Huệ Tông (trị vì năm 1211 - 1225).

Năm 1226, thái sư Trần Thủ Độ truất bỏ ngôi Thượng hoàng của Lý Huệ Tông, thanh trừng 300 tôn thất họ Lý vào ngày giỗ Lý Thái Tổ. Sự kiện đẫm máu này đã khiến Kiến Bình vương Lý Long Tường, lúc đó là thân vương duy nhất nắm nhiều quyền hành, lo sợ ông có thể là người kế tiếp bị triệt hạ. Trước nguy cơ chực chờ, Lý Long Tường nhanh chóng quyết định rời đi. Cùng gia thuộc, ông mang đồ thờ cúng, vương miện, long bào, bảo kiếm truyền quốc từ đời vua Lý Thái Tổ lên thuyền từ cửa biển Thần Phù (Thanh Hóa) thẳng tiến Biển Đông (bài trên Thanh Niên: Gần 8 thế kỷ vọng cố hương: Lý Long Tường và dòng tộc Lý Hoa Sơn).

Lễ trao tộc phả Hoàng thân Lý Long Tường

T.L

Trên đường chạy nạn, năm 1226, đoàn thuyền bị bão dạt vào Trấn Sơn, H.Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải, trên bờ biển phía đông Cao Ly (gần Busan ngày nay). Tương truyền, vua Cao Tông của nước Cao Ly trước đó nằm mơ thấy một con chim cực lớn bay lên từ phương nam. Vì vậy khi thấy đoàn tàu của thân vương nhà Lý, vua Cao Tông lệnh cho chính quyền địa phương tiếp đón ân cần.

Thân vương Lý Long Tường được vua Cao Ly ban họ Hwasan Lee-ssi (Hoa Sơn Lý thị) cũng như được hỗ trợ định cư tại đây. Kể từ đó, Lý Long Tường cùng tướng sĩ, gia thuộc trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi và lập bản quán ở huyện Kim Xuyên. Ông cho mở Độc thư đường dạy văn (thi phú, lễ nhạc, tế tự) và Giảng võ đường dạy võ (chiến thuật quân sự, các loại binh pháp, binh khí, võ thuật). Học trò theo học rất đông, lúc nào cũng trên nghìn người.

Được vua Cao Ly ưu ái phong tước hiệu, thực ấp, khi 80 tuổi thân vương Lý Long Tường vẫn cùng nhân dân Cao Ly đánh bại 2 cuộc xâm lăng của Mông Cổ. Kể từ đó, dòng họ Lý Hoa Sơn phát triển và con cháu nhiều đời thành đạt, nhưng vẫn không nguôi nhớ về quê hương. Gần 800 năm sau, ký ức về lịch sử bị lãng quên một lần nữa được khơi dậy trong quá trình Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Kể từ đó, phần lịch sử đặc biệt này đóng vai trò biểu tượng cho tình hữu nghị hai quốc gia, đại diện cho mối quan hệ sâu xa và được gắn kết từ triều Lý.

Nhiệt huyết giáo dục và cầu nối bóng đá

Theo đại diện Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM, những người Hàn Quốc từng điều hành doanh nghiệp hoặc giữ chức vụ quản lý tại Việt Nam về có nhận xét chung về một trong những thế mạnh của Việt Nam. Đó là luôn nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục và sẵn sàng học hỏi cũng như có năng lực tiếp thu kiến thức vô cùng nhanh.

Hậu duệ hoàng thân Lý Long Tường quay về cố tổ

Theo TTXVN, ông Lý Xương Căn (tên tiếng Hàn là Lee Chang-kun), 64 tuổi, sinh tại Seoul. Ông là hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ và là hậu duệ đời thứ 26 của hoàng thân Lý Long Tường. Từ năm 1992, cùng năm quan hệ ngoại giao hai nước chính thức được thiết lập, ông Lý Xương Căn đại diện cho dòng Lý Hoa Sơn trở về Việt Nam tìm về quê tổ ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Tại đây, ông vận động, góp công tu bổ đền Đô thờ 8 vị vua Lý, đồng thời bắt đầu kết nối hợp tác, đầu tư giữa hai quê hương Hàn - Việt. Hiện ông Lý Xương Căn tiếp tục là Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc nhiệm kỳ 2, từ năm 2021 - 2024.

Điều này cũng tương tự với Hàn Quốc. Sau hiệp định đình chiến với CHDCND Triều Tiên vào năm 1953, các thế hệ người Hàn dồn sức vào nỗ lực giáo dục, từ đó tạo nên cái gọi là “kỳ tích sông Hàn”. Bên cạnh đó, hai nước đều có điểm chung là vận hành cùng một chế độ tuyển chọn nhân tài gọi là “chế độ khoa cử”. Người Việt lẫn người Hàn luôn cho rằng “cống hiến cho việc học là con đường vì lợi ích của bản thân và gia tộc”.

Trong thời gian diễn ra World Cup 2002, đường phố trên khắp mọi miền của Hàn Quốc tràn ngập tiếng hò reo của các đội cổ vũ mặc áo đỏ. Hàn Quốc đạt được huyền thoại vào bán kết World Cup lần đầu tiên trong lịch sử. Gần đây ở Việt Nam, khát vọng bóng đá của quốc gia đang dâng cao hơn bao giờ hết. Và huấn luyện viên Hàn Quốc Park Hang-seo cùng đội tuyển quốc gia viết nên những huyền thoại nối tiếp nhau. Bên cạnh nét tương đồng ở sự ủng hộ cuồng nhiệt của người hâm mộ bóng đá của cả hai nước, người dân Việt Nam lẫn Hàn Quốc đều có niềm tin mãnh liệt rằng: “Chúng ta có thể làm được”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.