
Mô phỏng sự kiện một siêu hố đen 'xử lý' con mồi là một ngôi sao
ảnh: eso
Hố đen chào đời từ sự sụp đổ của các ngôi sao khổng lồ và trưởng thành thông qua việc ngốn ngấu khí, bụi, các ngôi sao và những hố đen khác.
Giới vật lý thiên thể tự tin cho rằng mọi thiên hà lớn, bao gồm Dải Ngân hà của chúng ta, đều chứa hố đen ở trung tâm. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm chứng cứ cho sự tồn tại của những hố đen nhỏ hơn, loại nằm bên trong các thiên hà lùn.
Hiện hố đen được phân thành hai loại chính: thứ nhất là hố đen khối lượng cỡ sao (với khối lượng gấp từ vài lần đến vài chục lần mặt trời), và thứ hai là siêu hố đen (gấp từ vài triệu lần đến khoảng 40 tỉ lần khối lượng mặt trời).
Tuy nhiên, chứng cứ cho thấy quá trình hố đen phát triển từ cấp sao đến cấp siêu hố đen rất hiếm. Giới thiên văn học gọi nhóm này là hố đen tầm trung, với khối lượng cao gấp từ 100 đến 100.000 của mặt trời.
Trong khi các nhà khoa học tìm được chứng cứ của 150 ứng viên hố đen tầm trung, đến nay vẫn chưa có hố đen nào trong nhóm này chính thức được xác nhận.
Lộ chân dung hố đen "gã khổng lồ hiền lành" trong dải ngân hà
Theo báo cáo mới, các nhà nghiên cứu nhờ vậy DESI để tìm kiếm hố đen tầm trung. Và kết quả vô cùng hứa hẹn, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astrophysical Journal.
Nhờ DESI, các nhà nghiên cứu đã rà soát khắp 410.000 thiên hà, phát hiện 2.500 ứng viên thiên hà lùn và khoảng 300 ứng viên hố đen hiếm nhất của vũ trụ.
Tác giả Ragadeepika Pucha, nhà thiên văn học của Đại học Utah (Mỹ), cho biết dữ liệu thu được sẽ giúp giới thiên văn học xâu chuỗi thông tin nhằm hiểu thêm bằng cách nào các hố đen phát triển từ trạng thái nhỏ nhất để trở thành các siêu hố đen, cũng như cách thức chúng định hình những thiên hà hình thành xung quanh.
Bình luận (0)