|
Qua phân tích chất liệu gỗ và phân loại chi tiết từng xác tàu cổ đắm có niên đại khoảng thế kỷ 9 đến thế kỷ 11, nhà khảo cổ học Nishimura Masanari (Nhật Bản) và các nhà khảo cổ học VN đã đặt tên là Bình Châu 1, Bình Châu 2 và Châu Tân.
Theo TS Jun Kimura (nhà khảo cổ học Nhật Bản), việc bảo tồn, phục dựng 3 chiếc tàu cổ trên đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức, bởi sau nhiều năm được đưa lên bờ, vỏ gỗ của thân tàu, bánh lái và neo tàu bị hỏng nặng. “Công nghệ của Nhật Bản có thể làm được việc này. Do vậy, chúng tôi sẽ cố gắng tối đa hỗ trợ các bạn phục dựng, bảo tồn 3 tàu cổ đắm nhằm giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa dưới nước”, TS Jun Kimura cho biết.
Hiển Cừ
>> Đề xuất khu tàu cổ đắm là di sản văn hóa biển quốc gia
>> Khai quật khẩn cấp tàu cổ đắm
>> Tìm kiếm thêm tàu cổ đắm
>> Khẩn trương khai quật tàu cổ đắm
>> Phát hiện tàu cổ đắm thứ 4 tại Quảng Ngãi
>> Dùng lưới sắt bảo vệ tàu cổ đắm
Bình luận (0)