Đặc biệt, trung tâm của Nhật Bản khuyến nghị rằng thông tin đăng nhập và mật khẩu của các tài khoản trực tuyến nên được ghi rõ trong di chúc. Khuyến nghị này được đưa ra sau một số sự cố mà công dân gặp khó khăn trong việc hủy đăng ký các dịch vụ trực tuyến do người thân đăng ký mà không biết tên người dùng và mật khẩu của họ.
4 bước khuyến nghị dành cho công dân Nhật Bản
Vì việc xử lý "di sản kỹ thuật số" có thể trở nên phức tạp nên trung tâm đã phát triển 4 bước cụ thể để giúp công dân giải quyết vấn đề này:
- Đảm bảo gia đình có thể mở khóa smartphone hoặc tablet trong trường hợp khẩn cấp.
- Duy trì danh sách đăng ký với tên người dùng và mật khẩu.
- Nhập dữ liệu này vào một tài liệu có hiệu lực sau khi người đó qua đời.
- Sử dụng dịch vụ cho phép chỉ định người có quyền truy cập vào điện thoại và các tài khoản khác sau khi chủ nhân tài khoản đó qua đời.
Trung tâm cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề này trước khi xảy ra sự cố vì việc phát hiện và xử lý chi phí của một người đã khuất có thể gặp nhiều khó khăn. Với sự phổ biến ngày càng tăng của smartphone, các lo ngại về việc không thể hoàn thành các nhiệm vụ kỹ thuật số cho người thân cũng gia tăng dẫn đến việc tiếp tục bị tính phí cho các dịch vụ mà người đã khuất không còn sử dụng.
Để đáp ứng nhu cầu này, một số hãng đã phát triển các giải pháp công nghệ. Chẳng hạn, ứng dụng Dead Man's Switch cho phép người dùng chỉ định một người liên hệ sẽ nhận thông báo nếu người dùng không đăng nhập vào một số tài khoản nhất định trong một khoảng thời gian. Ngoài ra, Meta cũng cung cấp tính năng chỉ định "người liên hệ thừa kế" để quản lý tài khoản của người đã khuất.
Bình luận (0)