Xe

Nhất quán có giới hạn

22/11/2021 10:56 GMT+7

Sau khi Trung Quốc hạ cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania vì mâu thuẫn liên quan Đài Loan">Lithuania (Litva) cải thiện quan hệ rõ rệt và bất ngờ với Đài Loan, việc Trung Quốc đại lục phản ứng quyết liệt được dự đoán là sẽ xảy ra.

Là một thành viên, Lithuania có lẽ được EU và NATO hậu thuẫn

reuters

Thực tế diễn ra đúng như vậy! Chỉ 2 ngày sau khi Đài Bắc khai trương văn phòng đại diện ở thủ đô của Lithuania, Bắc Kinh phản ứng bằng quyết định hạ thấp một bậc quan hệ ngoại giao chính thức với Lithuania, giảm từ có đại sứ thường trú xuống mức đại biện.

Trong ngoại giao quốc tế, khi vị đại sứ không có mặt ở nước sở tại, đại sứ quán nước ấy phải gửi công hàm thông báo chính thức cho bộ ngoại giao nước sở tại và giới thiệu người được cử làm đại biện lâm thời của nước ấy, chứ không phải của đại sứ quán, tại nước sở tại. Nếu không cử đại sứ thường trú mà chỉ cử đại biện thì có nghĩa là mối quan hệ ngoại giao chính thức chưa thật sự đầy đủ.

Lâu nay, xem Đài Loan là một phần của Trung Quốc, nên Bắc Kinh không thể chấp nhận nước khác đồng thời thiết lập quan hệ ngoại giao với cả Trung Quốc đại lục lẫn Đài Loan. Chính sách “Một Trung Quốc” trở thành điều kiện và nguyên tắc Trung Quốc đưa ra với các nước khác.

Lithuania hiện đi xa hơn tất cả thành viên EU và NATO trong quan hệ với Đài Loan dù vẫn đáp ứng nguyên tắc trên của Trung Quốc, vì về danh nghĩa thì Lithuania không công nhận Đài Loan. Nhưng thực chất, sự ưu ái trên chẳng khác gì có hẳn đại sứ quán. Là một thành viên, Lithuania có lẽ được EU và NATO hậu thuẫn. Trong khi đó, với trường hợp này, Trung Quốc buộc phải chấp nhận tính nhất quán có giới hạn. Chỉ có điều tiền lệ luôn khởi đầu cho thông lệ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.