Sau những lần Triều Tiên thử nghiệm tên lửa và hạt nhân trong năm nay, Mỹ và Hàn Quốc đã thỏa thuận và đang triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Nhật rất ủng hộ trong khi Nga lẫn Trung Quốc đều phản đối. Ngay từ khi đó, Tokyo đã xa gần đề cập khả năng tham gia và điều này rất phù hợp với chiến lược của Washington ở châu Á - Thái Bình Dương.
Mỹ đã triển khai THAAD trên đảo Guam, sắp có thêm ở Hàn Quốc và nếu được ở Nhật Bản nữa thì sẽ có cả mạng lưới đủ khả năng vừa làm lá chắn tên lửa ứng phó Triều Tiên vừa vươn tầm hoạt động về phía Trung Quốc và Nga. Hai nước này vì thế lo ngại sâu sắc và phản đối dữ dội, dù không thể phủ nhận nhu cầu của Mỹ và Hàn Quốc phải tăng cường quân sự để đối phó chương trình hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên.
Mặt khác, nếu soi vào những diễn biến mới đây nhất ở khu vực về chính trị và an ninh thì sẽ thấy dự định nói trên của chính phủ Nhật Bản lại mới. Nga vừa tuyên bố đưa vào hoạt động hệ thống tên lửa đối không và chống tàu chiến trên nhóm đảo tranh chấp Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía bắc.
Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump từng tỏ ý xem xét lại cam kết bảo hộ an ninh cho Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì thế, Tokyo có nhu cầu ràng buộc Washington. Còn đối với Nga, ý định của Nhật trước hết là cú đòn gió nhưng sau này có thể trở thành đòn thật.
tin liên quan
Triều Tiên trông chờ ông Trump bỏ chính sách thù địch với Bình NhưỡngTriều Tiên dường như ngưng các hoạt động liên quan đến chương trình hạt nhân, trong thời gian theo dõi và trông chờ Tổng thống đắc cử Donald Trump bỏ chính sách thù địch đối với Bình Nhưỡng.
Bình luận (0)