Việc kiểm điểm tập trung vào phó giám đốc sở phụ trách, trưởng và phó phòng bảo trợ xã hội; tập thể ban giám đốc, cá nhân giám đốc, các phó giám đốc, trưởng và phó phòng quản lý hồ sơ, kíp trực... tại Trung tâm hỗ trợ xã hội.
Ông Lê Minh Tấn - Ảnh: T.Hiếu |
Trưa 19.11, sau khi làm việc với lãnh đạo 18 trung tâm bảo trợ xã hội, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, có cuộc trao đổi với PV Thanh Niên xoay quanh vụ ông Nguyễn Tiến Dũng, nhân viên của Trung tâm hỗ trợ xã hội (TTHTXH) trực thuộc Sở LĐ-TB-XH, bị bắt vì dâm ô trẻ em tại trung tâm này.
Ngay khi báo đăng thông tin ngày 17.11, Thành ủy và UBND TP đã chỉ đạo và trong khoảng 3 tiếng (từ 9 - 12 giờ) Sở đã xử lý xong vụ việc: mời ông Dũng lên làm việc, sau đó yêu cầu TTHTXH đình chỉ công tác với ông Dũng và hợp tác, cung cấp chứng cứ liên quan cho Công an Q.Bình Thạnh.
“Đây là sự cố ngoài ý muốn nhưng ảnh hưởng xấu đến toàn ngành, bị xã hội lên án nên chúng tôi rất buồn. Hướng sắp tới, chúng tôi sẽ ổn định tư tưởng của các trung tâm, đặc biệt là TTHTXH để tiếp tục công việc chứ không để xảy ra xáo trộn. TTHTXH với 65 cán bộ, nhân viên vẫn nhận các đối tượng từ quận huyện, phường xã đưa lên, sau đó phân loại, xác minh nơi cư trú rồi chuyển học viên tới các cơ sở bảo trợ xã hội”, ông Tấn nói.
Việc xử lý phải do tập thể Ban giám đốc Sở quyết định. Ngoài ra, việc xác minh, thẩm tra thông tin do bà Nguyễn Thành Phụng, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, chủ trì lại tiến hành hơi chậm không kịp trình phương án xử lý cho Ban Giám đốc Sở LĐ-TB-XH vào ngày 11.11 như yêu cầuÔng Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM
|
“Đây là sự cố ngoài ý muốn nhưng ảnh hưởng xấu đến toàn ngành, bị xã hội lên án nên chúng tôi rất buồn. Hướng sắp tới, chúng tôi sẽ ổn định tư tưởng của các trung tâm, đặc biệt là TTHTXH để tiếp tục công việc chứ không để xảy ra xáo trộn. TTHTXH với 65 cán bộ, nhân viên vẫn nhận các đối tượng từ quận huyện, phường xã đưa lên, sau đó phân loại, xác minh nơi cư trú rồi chuyển học viên tới các cơ sở bảo trợ xã hội”, ông Tấn nói.
Vì sao xử lý chậm ?
PV Thanh Niên đặt câu hỏi trong vụ việc liệu có sự bao che hay “ém” thông tin để “xử lý nội bộ” ông Dũng hay không, vì thực tế xử lý vụ việc quá chậm? Ông Tấn khẳng định Sở không bao che mà trái lại hợp tác và cung cấp hồ sơ cho cơ quan CSĐT xử lý nghiêm, đúng người, đúng tội.
Lý giải sự chậm trễ trong xử lý đơn phản ánh dâm ô, ông Tấn nói: “Do việc này liên quan đến sinh mệnh một con người, ảnh hưởng lớn đến xã hội nên lãnh đạo Sở yêu cầu xác minh kỹ. Việc xử lý phải do tập thể Ban Giám đốc Sở quyết định. Ngoài ra, việc xác minh, thẩm tra thông tin do bà Nguyễn Thành Phụng, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, chủ trì lại tiến hành hơi chậm không kịp trình phương án xử lý cho Ban Giám đốc Sở LĐ-TB-XH vào ngày 11.11 như yêu cầu. Khi công tác thẩm tra đang tiến hành, ngày 17.11 Báo Thanh Niên đăng tải nên lãnh đạo Sở chỉ đạo vào cuộc xử lý luôn”.
Ông Tấn cho biết sau khi sự việc xảy ra, ngoài việc ông Dũng bị Công an Q.Bình Thạnh khởi tố, Sở sẽ kiểm điểm trách nhiệm từ Ban giám đốc Sở cho đến lãnh đạo TTHTXH. Trong đó, việc kiểm điểm sẽ tập trung vào phó giám đốc sở phụ trách, trưởng và phó phòng bảo trợ xã hội, chuyên viên của phòng phụ trách mảng này. Ở TTHTXH sẽ kiểm điểm tập thể ban giám đốc, cá nhân giám đốc, các phó giám đốc, trưởng và phó phòng quản lý hồ sơ, kíp trực…
Ngoài việc kiểm điểm về mặt chính quyền, những người liên quan còn bị kiểm điểm về mặt Đảng nếu là đảng viên.
Gấp rút gắn camera giám sát
Cũng theo ông Tấn, sau vụ việc vừa qua, Sở LĐ-TB-XH yêu cầu rà soát không chỉ hoạt động của TTHTXH mà tất cả 18 trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc sở, hoàn thiện lại quy chế, sửa đổi những quy định không phù hợp. Các đơn vị này cũng phải tự rà soát, chấn chỉnh, duy trì lịch giao ban, lịch trực. Trung tâm nào chưa gắn camera giám sát phải nhanh chóng hoàn thành trong tháng 12.2019 để kiểm soát, ngăn chặn hành vi tiêu cực của cán bộ, nhân viên.
Cuối cùng ông Tấn “chia sẻ” do có tính chất đặc thù nên công việc trong ngành LĐ-TB-XH khá vất vả; bản thân ông tối nào cũng điện cho lãnh đạo các trung tâm hỏi thăm về tình hình công việc, nhất là ở những trung tâm có đối tượng nhạy cảm. “Sau khi sự việc dâm ô ở TTHTXH xảy ra, bản thân tôi rất buồn vì thấy mình có phần trách nhiệm”, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH nói và thông tin thêm hiện Sở có tới 42 đơn vị trực thuộc, trong đó 12 đơn vị đóng ở các tỉnh như Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng...
Chỉ riêng 18 trung tâm bảo trợ xã hội quản lý 6.300 học viên; các cơ sở cai nghiện ma túy quản lý 12.000 học viên… Dự kiến tuần này, lãnh đạo Sở sẽ làm việc với các cơ sở cai nghiện ma túy.
Bình luận (0)