Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng khái quát thành lợi ích nhóm thì "hơi nặng", song thừa nhận hiện nay một số cơ quan chủ trì soạn thảo bằng cách này hay cách khác vẫn có sự thiên vị, giành phần lợi hơn cho bộ, ngành mình. Theo đó, có 4 biểu hiện cục bộ trong các văn bản quy phạm pháp luật, gồm: các quy định về quỹ tài chính, tổ chức bộ máy, chế độ chính sách và một số điều kiện gia nhập thị trường sản xuất kinh doanh trong các đạo luật không phải chuyên ngành.
Theo ông Long, trong thời gian tới, với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, đồng thời luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 cũng đã quy định cụ thể từng tầng, nấc các quy trình, thủ tục, những việc cần làm khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nên khó có lợi ích sâu hơn đối với các bộ, ngành. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng sẽ tăng cường giải pháp để giám sát chặt chẽ hơn vấn đề này.
Dự án luật kém chất lượng, ai chịu trách nhiệm ?
Tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu (ĐB) đặt câu hỏi liên quan tới chất lượng và tiến độ các dự án luật Chính phủ trình Quốc hội mà Bộ Tư pháp là người “gác cửa”. ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) thẳng thắn: Trong thời gian qua nhiều dự án luật phải thay đổi, dời thậm chí đưa ra khỏi chương trình xây dựng luật và pháp lệnh. Hiện tượng này lặp đi lặp lại khá nhiều lần, tồn tại trong nhiều năm. Trách nhiệm thuộc về ai?
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cũng cho rằng tiến độ nhiều dự án luật Chính phủ trình Quốc hội chậm hơn so với yêu cầu, đẩy cơ quan thẩm tra vào tình trạng khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều dự án có vấn đề lớn về chất lượng. Nhiều báo cáo hình thức, không ký đóng dấu, không có số liệu. Việc cho ý kiến của nhiều bộ, ngành còn hình thức.
|
Ông Long khẳng định, trong thời gian tới Bộ Tư pháp sẽ nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, thể hiện rõ quan điểm, nếu chưa đủ điều kiện thì mạnh dạn chưa trình Chính phủ, Quốc hội. Bên cạnh đó, phải siết kỷ luật hành chính hơn với các bộ, ngành, đặc biệt là những người đứng đầu. “Xét về nhiệm vụ chính trị, bộ trưởng, trưởng ngành không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ trong công tác xây dựng pháp luật cũng là căn cứ để các ĐB bỏ phiếu tín nhiệm”, ông Long nói.
"Đề tài bỏ ngăn kéo" là trăn trở của nhiều thế hệ !
Chất vấn Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh, ĐB Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) đề nghị Bộ trưởng cho biết số tiền chi cho các đề tài KH-CN là bao nhiêu và đánh giá hiệu quả của những đề tài này. “Có hay không tình trạng đề tài khoa học "bỏ ngăn tủ", nghĩa là nghiên cứu chỉ để nghiên cứu chứ chẳng có tác dụng gì trong thực tế?”, ĐB Thắng chất vấn.
|
|
Chưa thỏa mãn với trả lời trên, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng tình trạng lãng phí trong các đề tài nghiên cứu khoa học vẫn còn, nhiều đề tài nghiên cứu, nhất là đề tài khoa học xã hội và nhân văn không gắn với hiệu quả, ứng dụng.
ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) băn khoăn về 12 dự án kém hiệu quả, gây thiệt hại không chỉ về kinh tế, môi trường mà còn gây mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là tình trạng mất cán bộ.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh giải trình: “Hầu hết các bộ ngành phải cho ý kiến về hồ sơ dự án khả thi và tiền khả thi trong khi không có quy định cụ thể đánh giá, thẩm định công nghệ”. Theo Bộ trưởng, trong số 12 dự án, Bộ KH-CN chỉ tham gia ý kiến vào 4 dự án. Từ đó, Bộ trưởng hứa với luật Bảo vệ môi trường và các luật liên quan, sự phân cấp rất rõ ràng thì tới đây sẽ không còn những kẽ hở như thời gian qua.
Bình luận (0)