Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, mặc dù cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp tuyên truyền về việc nghiêm cấm hành vi đốt pháo trái phép, nhưng tình trạng người dân tự đốt pháo vẫn diễn ra trong dịp tết ở Quảng Bình.
tin liên quan
Nhậu say rồi đốt pháo, chàng trại bị dập nát bàn tayPháo cũng vẫn nổ ở Quảng Trị, nhất là tại thị trấn vùng biên, giáp Lào thuộc H.Hướng Hóa. Trong khi đó, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An ngày 20.2 cho biết trong dịp tết đã tiếp nhận điều trị 5 trường hợp nhập viện do pháo nổ. Các nạn nhân là thanh, thiếu niên, nhập viện trong tình trạng bị tổn thương nặng ở bàn tay. Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cũng tiếp nhận 2 bệnh nhi 9 tuổi và 15 tuổi, ngụ H.Yên Thành và H.Hưng Nguyên, trong tình trạng bàn tay bị dập nát do nổ pháo.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết số liệu tổng hợp từ ngày 14 - 20.2, các cơ sở y tế trong cả nước ghi nhận 197 trường hợp đến khám, cấp cứu do pháo nổ, tăng 28,4% so với cùng kỳ Tết Đinh Dậu 2017. Bên cạnh đó, số ca thương tích do đánh nhau đưa tới viện là 4.184 (giảm 19,2% so với cùng kỳ Tết Đinh Dậu 2017), trong đó phải nhập viện điều trị nội trú là 2.773 ca (tăng 14,6% so với cùng kỳ) và đã có 13 trường hợp tử vong.
tin liên quan
195 người chết vì tai nạn giao thông trong 7 ngày TếtThống kê của Văn phòng Bộ Công an ngày 20.2 cho biết, tính chung trong 7 ngày nghỉ tết Mậu Tuất (14 - 20.2), cả nước xảy ra 218 vụ TNGT làm chết 195 người, bị thương 199 người. So với cùng kỳ năm ngoái, số vụ giảm 150 vụ, giảm 8 người chết và 218 người bị thương. Còn theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng), từ đêm 15 - 20.2, cả nước xảy ra 16 vụ cháy nhà dân, cháy rừng và tàu cá khiến 1 người chết và 2 người bị thương. Nguyên nhân cháy chủ yếu là người dân sơ ý khi đốt vàng mã, hoặc sử dụng các loại đèn nến thờ cúng dễ gây cháy hoặc chập điện.
Bình luận (0)