Tuy nhiên, sự xáo trộn đã xảy ra tràn lan trong quân đội Nga và lực lượng này đã bắn rơi nhiều máy bay của chính mình trong những ngày đầu xung đột.
Ngày 23.2, tờ Financial Times dẫn lời hai quan chức phương Tây và một quan chức Ukraine cho biết việc bắn nhầm này đã khiến Moscow bị thiếu phi công giàu kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ.
Về số máy bay bị Nga bắn nhầm, một cựu quan chức cấp cao của Mỹ cho Financial Times biết rằng "không đến mức hai con số nhưng cũng nhiều hơn 1-2 chiếc".
Phó lãnh đạo lực lượng tình báo quân sự Ukraine Vadym Skibitsky nói: "Chuyện đó đã xảy ra. Từ các đơn vị pháo binh, xe tăng. Thậm chí chúng tôi đã biết từ việc chặn được các cuộc hội thoại của họ. Họ đã bắn rơi trực thăng và máy bay của chính mình".
Các quan chức này không nêu cụ thể trường hợp nào. Tuy nhiên, theo trang Business Insider, không quân Nga được cho là đã bắn rơi một mục tiêu vào tháng 7.2022 và sau đó nhận ra đó là một tiêm kích bom Su-34M.
Moscow chưa bình luận gì về những thông tin trên.
Một năm từ khi xung đột xảy ra, Nga vẫn đang có lượng lớn máy bay trong kho vũ khí, theo thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm 14.2. Tuy nhiên, nước này bị cho là thiếu phi công giàu kinh nghiệm.
Viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh RUSI (Anh) trích đánh giá của quân đội Ukraine cho biết Nga bắt đầu xung đột với chưa đầy 100 phi công được huấn luyện đầy đủ. Sau đó, Nga bắt đầu cho các phi công hướng dẫn tham gia nhiệm vụ chiến đấu, cản trở năng lực đào tạo thêm cho người khác.
Mặc dù sở hữu nhiều máy bay hiện đại nhưng Moscow không hoàn toàn chiếm ưu thế trên không tại Ukraine.
Bộ Quốc phòng Anh hồi tháng 1 cho biết Nga không đưa chiến đấu cơ tàng hình Su-57 sang Ukraine vì lo ngại bị bắn rơi và lộ thông tin nhạy cảm. Thay vào đó, Nga chỉ cho máy bay hoạt động trong không phận nước này và phóng tên lửa tầm xa sang Ukraine.
Bình luận (0)