Bộ GD-ĐT sẽ có những chương trình học bổng nào sai khi dừng đề án này, thưa ông?
|
Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 322/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước" (gọi tắt là Đề án 322). Sau đó, năm 2005 có Quyết định tiếp theo số 356/QĐ-Ttg về việc điều chỉnh đề án đến năm 2014 (Đề án 356). Năm 2011, Bộ GD-ĐT đã tiến hành tổng kết đánh giá và đưa ra các đề xuất điều chỉnh, gia hạn để thực hiện công tác đào tạo cán bộ ở nước ngoài được liên tục trong giai đoạn tiếp theo (2011-2020). Chính phủ đã đồng ý giao Bộ GD-ĐT xây dựng đề án mới thay thế cho Đề án 356 (322) và trình Chính phủ trong tháng 6.2012. Đề án 356 (322) đến nay đã hoàn thành chỉ tiêu đào tạo cho giai đoạn 2 (2.000 người) vì vậy Bộ không được phép cử thêm người đi học mới trong năm 2012 và không được nhà nước cấp kinh phí để cử người đi học mới theo đề án này nữa. Trong khi đó đề án mới mà Bộ sẽ trình Chính phủ không thể kịp phê duyệt và cấp kinh phí để triển khai gửi người đi học năm 2012 ngay được. Tuy nhiên việc đào bằng ngân sách nhà nước sẽ vẫn được nối tiếp trong năm nay và những năm sắp tới.
Vậy làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của những người đã trúng tuyển học bổng năm 2010-2011 của Đề án 322?
Để bảo đảm quyền lợi cho ứng viên trúng tuyển chưa đi học, vào thời điểm hiện nay, Cục Đào tạo với nước ngoài được Bộ giao hướng dẫn, tạo điều kiện để người trúng tuyển chuyển đổi cơ hội đi học ở nước ngoài theo hai hướng sau:
Thứ nhất, ứng viên nghiên cứu thông tin tuyển sinh trên các website: www.vied.vn và www.moet.gov.vn để xác định và đăng ký chuyển sang chương trình học bổng cụ thể do Bộ GD-ĐT (Cục Đào tạo với nước ngoài) chủ trì tuyển sinh đi học theo các diện học bổng hiệp định, học bổng nước ngoài cấp cho Việt Nam năm học 2012 - 2013 phù hợp với nguyện vọng đi học của mình.
|
Thứ hai, đối với ứng viên tiến sĩ đang là giảng viên ĐH, CĐ hoặc người được xét tuyển đi học tiến sĩ về làm giảng viên ĐH, CĐ, ứng viên thạc sĩ có học lực ĐH loại giỏi là giảng viên ĐH, có văn bản của cơ sở đào tạo nước ngoài đồng ý tiếp nhận đào tạo thẳng chương trình tiến sĩ sẽ đăng ký để được xem xét chuyển sang xử lý trúng tuyển theo diện học bổng Đề án 911 đi học chương trình tiến sĩ bằng ngân sách nhà nước năm 2012 - 2013.
Các ứng viên gửi email thông báo nguyện vọng đăng ký theo một trong hai hướng trên đến địa chỉ email [email protected] trước ngày 1.6 để kịp thời tổng hợp, xử lý, giải quyết các thủ tục liên quan cho người trúng tuyển đi học nước ngoài theo các chương trình học bổng Bộ đang thực hiện trong năm học 2012 - 2013.
Nhà nước đầu tư cho mỗi lưu học sinh cho đề án này khá nhiều nhưng lại chưa có chính sách sử dụng họ một cách hiệu quả, ông nghĩ sao?
Bộ GD-ĐT đã thực hiện khảo sát và điều tra sơ bộ số lưu học sinh tốt nghiệp về nước. Hơn 95% ý kiến phản ảnh là việc học tập, nghiên cứu ở nước ngoài giúp ích nhiều cho công tác của lưu học sinh khi về làm việc tại Việt Nam, 25% được đề bạt hoặc nhận nhiệm vụ công tác quan trọng hơn so với trước khi đi học. Đối với người đi học tiến sĩ, thạc sĩ, tỷ lệ trở lại làm việc tại cơ quan cũ rất cao (trên 95%). Tuy nhiên cơ chế ưu đãi để thu hút sử dụng/tuyển dụng chưa được các cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là số sinh viên đi học ĐH trở về nước không được nhiều cơ quan nhà nước tuyển dụng.
Hơn 4.500 người đã du học theo đề án 322 Tính đến hết năm 2010, đã có 4.590 người của gần 300 cơ quan, trong đó có gần 3.000 cán bộ, giảng viên của trên 200 cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu đi nước ngoài đào tạo theo Đề án 322. Chỉ tính riêng khối trường ĐH-CĐ, đã có 150 trường có cán bộ, giảng viên được cử đi học, trong đó nhiều trường ĐH trọng điểm đã bổ sung được hàng trăm cán bộ, giảng viên được đào tạo ở nước ngoài. Đến nay, có trên 3.000 lưu học sinh được cử đi học theo diện trên đã về nước, trong đó có trên 1.000 tiến sĩ. |
Vũ Thơ
>> Nhiều chương trình học bổng cho sinh viên
>> Học bổng Nguyễn Thái Bình - Vườn ươm nhân tài LienVietPostBank
>> Học bổng Fulbright năm học 2013-2014
Bình luận (0)