Nhiều người dân Tiền Giang vẫn 'bình thản' trước bão số 9

24/11/2018 19:42 GMT+7

Thông tin về cơn bão số 9 với sức gió mạnh cấp 9 - cấp 10, giật cấp 12 tiến vào vùng ven biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre không làm người dân Tiền Giang nao núng.

[VIDEO] Bà Rịa – Vũng Tàu phải tiếp tục di dời dân vì bão số 9
Đến chiều 24.11, nhiều nơi ở Tiền Giang có mưa, càng về tối, sóng biển bắt đầu mạnh dần. Mặc dù chính quyền địa phương đã thông báo chằng chống nhà cửa, di tản vào những nơi an toàn từ sáng sớm nhưng đến tối 24.11, vẫn còn nhiều hộ dân ở xã Tân Thành (H.Gò Công Đông, Tiền Giang) quyết bám trụ lại nhà mình.
Theo quan sát của PV Thanh Niên nhiều hộ dân không có biểu hiện lo lắng trước diễn biến của cơn bão số 9. Dọc bờ biển Tân Thành nhiều người dân, có cả người già và trẻ em, vẫn vui chơi. 
Bà Lê Thị Ngọc Dương, Phó chủ tịch UBND xã Tân Thành, cho biết xã có 11 ấp với 10.000 hộ dân, nhưng có 4 ấp Tân Phú, Cầu Muống, Cây Bàng, Đèn Đỏ là nằm sát biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
"Đến 17 giờ ngày 24.11, các tàu thuyền của ngư dân đã được xã đưa vào nơi neo đậu an toàn. Từ sáng, xã đã cho cán bộ phát loa thông báo người dân chằng chống nhà cửa. Lực lượng cán bộ địa phương và biên phòng luôn túc trực 24/24 để sẵn sàng đưa người dân kịp di tản đến nơi an toàn", bà Dương cho biết.
Chiều cùng ngày, dọc bờ biển, khoảng 200 chiến sĩ bộ đội thuộc Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang và lực lượng biên phòng H.Gò Công Đông đã có mặt tại xã Tân Thành để gia cố những đoạn đê biển yếu trên địa bàn.
[VIDEO] Bão số 9 gây sóng gió dữ dội ở Phú Quý
Đại tá Đoàn Văn Hùng, Phó tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang, cho biết khoảng 200 chiến sĩ được điều động về xã Tân Thành sẵn sàng hỗ trợ người dân phòng chống bão.
"Các chiến sĩ tục trực 24/24 để giúp người dân tránh trú bão. Trước mắt những đoạn đê biển xung yếu chúng tôi sẽ cho các chiến sĩ lấp bao cát đề phòng trước hợp xấu xảy ra. Mọi công tác phòng chống bão sẽ do chỉ huy chỉ đạo dựa trên tình hình dự đoán hướng đi của cơn bão", đại tá Hùng cho biết.
bao_so_9
Đến 17 giờ ngày 24.11, sóng biển có dấu hiệu mạnh dần lên ở xã Tân Thành (H.Gò Công Đông, Tiền Giang) Ảnh: NGỌC DƯƠNG
 
[VIDEO] Dân quân tự vệ lấy sức người chạy đua với bão số 9 đang tiến sát bờ

bao_so_9
Các chiến sĩ thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang gia cố những đoạn đê biển xung yếu tại xã Tân Thành Ảnh: NGỌC DƯƠNG
bao_so_9
Theo đại tá Đoàn Văn Hùng, Phó Tham mưu Trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang, đến 17 giờ ngày 24.11, những đoạn đê biển yếu đã được lấp bao cát Ảnh: NGỌC DƯƠNG
bao_so_9
Nhiều nhà hàng, quán ăn vẫn mở cửa đón du khách. Trong ảnh một du khách bình thản chụp ảnh "tự sướng" tại bờ biển xã Tân Thành lúc 17 giờ 33  ngày 24.11. Ảnh: NGỌC DƯƠNG
bao_so_9
Nhiều hộ dân nằm sát bờ biển vẫn chưa chịu di tản về nơi an toàn, trong đó có cả trẻ em Ảnh: NGỌC DƯƠNG
bao_so_9
Bà Lê Thị Phương, 83 tuổi (xã Tân Thành, H. Gò Công Đông) chia sẻ: "Thấy trời yên biển lặng nên tui ở lại, giờ mà đi thì nhà cửa không có ai coi cho. Mà nhà cửa lụp xụp thế này thì chằng chống cũng như không nên đành để vậy luôn" Ảnh: NGỌC DƯƠNG
bao_so_9
Nhiều hộ dân ở dọc bờ biển xã Tân Thành vẫn tiếp tục làm việc  Ảnh: NGỌC DƯƠNG
bao_so_9
Gia đình ông Lê Văn Tám quyết không rời đi, căn nhà của ông Tám nằm ngay trên đê biển xã Tân Thành Ảnh: NGỌC DƯƠNG
Trẻ em, người già vui chơi dọc bờ biển xã Tân Thành (H. Gò Công Đông, Tiền Giang) chiều 24.11 Ảnh: Ngọc Dương

"Tôi có chết cũng không đi"
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tuy chính quyền địa phương vẫn khẩn trương ứng phó bão số 9 thì một bộ phận người dân sinh sống tại các vùng dễ tổn thương khi bão số 9 đổ bộ ven cửa sông, ven biển, cồn bãi… vẫn thờ ơ với nguy cơ bão.

“Vợ con thì tôi cho đi hết, còn tôi có chết cũng không đi. Tôi không đi không phải vì chủ quan mà tôi sợ đến lúc về heo bò, gà vịt, tài sản khác trong nhà không còn nữa. Ý tôi là chính quyền phải đảm bảo hộ nào cũng đi hết, tôi mới an tâm đi.”, một lão nông sống tại cồn Hố, xã An Thủy, H.Ba Tri (Bến Tre) nói.
Bắc Bình

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.