Nhiều người 'lột xác' sau trầm cảm

27/04/2019 13:45 GMT+7

Khi vượt qua các triệu chứng, không ít người trầm cảm có thể đạt được trạng thái tâm lý hạnh phúc và phát triển thịnh vượng.

Nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Florida (Mỹ) Jonathan Rottenberg đã thảo luận trên The Conversation về việc các nhà khoa học lâm sàng thường bỏ qua khả năng dẫn đến kết quả tích cực ở những người bị trầm cảm ra sao.
Ông nói: “Trầm cảm có thể là một vấn đề suốt đời. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn về dịch tễ học, chúng tôi cũng thấy những kết quả tốt hơn - một khía cạnh hiếm khi được điều tra… Họ (người trầm cảm) muốn yêu và được yêu, được kết nối thời điểm hiện tại, thu về niềm vui và ý nghĩa, làm điều gì đó quan trọng, điều gì đó khiến nỗi đau và thất bại của cuộc sống hằng ngày trở nên đáng giá” và một số người đã đạt được điều đó".
Nhóm nghiên cứu công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý lâm sàng đã dùng dữ liệu từ nghiên cứu "Sự phát triển tuổi trung niên tại Mỹ (MIDUS)", trong đó, người tham gia hoàn thành các cuộc phỏng vấn và câu hỏi qua điện thoại, bao gồm lượng giá trầm cảm và chín khía cạnh hạnh phúc bao gồm tự chủ, làm chủ môi trường, phát triển cá nhân, quan hệ tích cực với người khác, mục đích sống, chấp nhận cuộc sống, hài lòng với cuộc sống, ảnh hưởng tiêu cực và tích cực.
Có 239 người tham gia bị trầm cảm, trải qua tâm trạng chán nản hầu hết thời gian trong ngày hoặc mỗi ngày và có các triệu chứng bổ sung khác trong ít nhất 2 tuần, trong vòng 12 tháng.
Sau 10 năm theo dõi, một nửa số người tham gia không gặp triệu chứng trầm cảm lớn trong 12 tháng và gần 10% số người tham gia có tiền sử trầm cảm đang phát triển thịnh vượng. Để được coi là thịnh vượng, người tham gia phải không bị trầm cảm và đạt điểm cao hơn 75% những người không trầm cảm về 9 yếu tố của tâm lý khỏe mạnh.
Nghiên cứu cũng phát hiện, người trưởng thành bị trầm cảm có mức độ hạnh phúc cao hơn khi bắt đầu nghiên cứu có 30% cơ hội phát triển thịnh vượng, nhưng người tham gia có sức khỏe thấp ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu chỉ có 1% cơ hội.
Những người tham gia bị trầm cảm với mức độ hạnh phúc cao hơn khi bắt đầu nghiên cứu và những người phát triển thịnh vượng vào cuối nghiên cứu có mức tăng trưởng hạnh phúc lớn hơn theo thời gian so với những người tham gia bị trầm cảm khác, theo The Conversation.
Những phát hiện nói trên có thể ảnh hưởng đến cách các chuyên gia sức khỏe tâm thần tiên lượng liên quan đến trầm cảm, cũng như cách họ truyền đạt tiên lượng này cho bệnh nhân. Việc điều trị có thể tập trung vào các chiến lược để tối ưu hóa sức khỏe hơn là việc quản lý các triệu chứng.
Jonathan Rottenberg chia sẻ: “Bây giờ, nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là theo dõi những dấu hiệu đáng khích lệ này với việc thu thập dữ liệu có hệ thống về cách con người phát triển thịnh vượng sau khi bị trầm cảm”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.