Ngày 17.11, triển lãm về Nguyễn Du đã khai mạc tại 69 Lý Tự Trọng (Q.1, TP.HCM) và kéo dài tới ngày 25.11 với hàng trăm hiện vật quý được trưng bày bao gồm sách in, sách điện tử, thư pháp, tranh minh họa.
Ngày 17.11, triển lãm về Nguyễn Du đã khai mạc tại 69 Lý Tự Trọng (Q.1, TP.HCM) và kéo dài tới ngày 25.11 với hàng trăm hiện vật quý được trưng bày bao gồm sách in, sách điện tử, thư pháp, tranh minh họa.
Chương trình do Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM và Công ty Nhã Nam tổ chức, là một hoạt động nằm trong chuỗi kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 2015), nhằm tôn vinh ông cùng các tác phẩm.
Lễ khai mạc đã diễn ra sau màn ngâm thơ, vịnh Kiều của CLB Sài Gòn thi hội, ca cổ Vọng sông Tiền Đường (nghệ sĩ Huyền Ngân - Phước Tường) và diễn trích đoạn Kim-Vân-Kiều (nghệ sĩ Ngọc Nga).
Ngâm thơ vịnh Kiều do CLB Sài Gòn thi hội trình diễn
|
Đập vào mắt người xem trong khuôn viên triển lãm tại tiền sảnh là 20 bức thư pháp Hán Nôm các trích đoạn tác phẩm của Nguyễn Du, thể hiện tâm sự và nhân sinh quan của đại thi hào được ký thác trong Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh và các tác phẩm thơ chữ Hán lúc sinh thời… Nhiều bức tranh minh họa trong các ấn phẩm truyện Kiều trước kia cũng được in khổ lớn, bày trang trọng.
20 bức thư pháp được treo quanh phòng triển lãm
|
|
|
Tranh minh họa trong các ấn phẩm Kiều được người xem thích thú thưởng ngoạn
|
Bộ ấm chén in hình Kiều cùng các câu thơ trên nền gốm Pháp của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cũng thu hút được nhiều sự chú ý của công chúng. Ông Sơn cho biết bộ ấm chén trên vốn của một gia đình giàu có tại Sài Gòn đặt làm tại một xưởng sứ ở tận bên Pháp với số tiền không hề nhỏ, và ông đã may mắn mua được chúng vào năm 1978.
|
Bộ ấm chén quý in hình Kiều và thơ Kiều này từng bị bán trôi nổi ở chợ trời
|
Ở khu vực trưng bày sách đã quy tụ khá đầy đủ các ấn phẩm quốc ngữ, Hán Nôm của Nguyễn Du cũng như các công trình nghiên cứu, biên khảo, chú thích về Nguyễn Du của nhiều lớp học giả xưa tới nay: Phạm Quý Thích, Trần Trọng Kim, Tản Đà, Đào Duy Anh, Trương Tửu…
|
Một số ấn bản Truyện Kiều được in từ năm 1928, 1932
|
Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế sinh năm 1936 người Hải Dương, cho biết ông sẽ tặng 20 cuốn sách viết về Kiều của ông đang trưng bày tại đây cho Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM, trong đó cuốn sách đầu tay của ông xuất bản năm 1991. Ông Quế cũng cho biết ông viết sách về Kiều chia thành 3 nhóm chính: nhóm về văn hóa Kiều (6 cuốn), nhóm về nguồn gốc truyện Kiều (3 cuốn), nhóm nghiên cứu về văn chương nghệ thuật Kiều…
Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế bên khu vực trưng bày 20 cuốn sách viết về Kiều của ông
|
Ông Dương Thanh Hoài, Giám đốc chi nhánh phía Nam Công ty sách Nhã Nam cho biết để tập hợp được các bộ sưu tập về ấn bản Kiều, ông đã phải lần lượt đi tìm hỏi và gõ cửa từng nhà sưu tầm, thuyết phục họ cho mượn đi triển lãm.
Theo ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam, qua các loại hình nghệ thuật biểu diễn liên quan tới Truyện Kiều trong lễ khai mạc sẽ giúp người dân thành phố thêm hiểu, thêm yêu cái hay, cái đẹp của Truyện Kiều. “Đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa cho ngành xuất bản. Vì nhờ những hoạt động thế này, người dân Việt sẽ thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm Kiều nói riêng và xích thêm gần với sách vở nói chung”, ông Lê Hoàng nói.
Một số du khách nước ngoài cũng tới tham quan triển lãm, đặc biệt thích thú đứng ngắm nghía các ấn bản Kiều đã được dịch ra các thứ tiếng như Pháp, Hàn, Trung Quốc…
Khách nước ngoài tại triển lãm
|
Bình luận (0)