Nhịn đi tiêu gây hại cho sức khỏe như thế nào?

06/05/2019 00:18 GMT+7

Tất cả chúng ta đều phải đi tiêu. Thế nhưng, không phải lúc nào mắc cũng có thể đi được. Trong một số tình huống, chúng ta phải nhịn đến khi tìm được nhà vệ sinh.

Vào những lúc như thế, không ít người thắc mắc là nhịn vậy liệu có gây hại đến sức khỏe hay không. Mỗi người sẽ có những thói quen đi tiêu khác nhau. Có người đi tiêu vào một khung giờ nhất định trong ngày, có người vài ngày đi một lần và theo thời gian ngẫu nhiên, theo Health24.
Khoảng 75% phân là nước, 25% còn lại là xác vi khuẩn tiêu hóa, vi khuẩn còn sống, protein, thức ăn chưa tiêu hóa hết, thực vật, chất béo, muối và các loại hóa chất được tiết ra từ ruột, gan. Lượng nước trong phân sẽ thay đổi, càng nằm lâu trong ruột thì phân càng ít nước.
Màu phân tốt nhất cho sức khỏe nên có màu của nâu như socola và không quá cứng. Với trạng thái như vậy, ruột có thể dễ dàng tống ra ngoài. Người có sức khỏe tốt thì phân sẽ chìm xuống nước thay vì nổi.
Nếu phân nổi sau khi đi thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hấp thụ kém hoặc khí đang tích nhiều trong ruột, bác sĩ Robynne Chutkan, chuyên gia tiêu hóa tại Bệnh viện Georgetown (Canada) cho hay.
Nhịn đi tiêu nhiều lần có thể dẫn đến táo bón. Khi đó, các dây thần kinh ở trực tràng có thể bị tổn hại và phản ứng kém đi. Nói cách khác, não có thể sẽ trở nên khó nhận biết khi nào ruột cần tống phân ra ngoài. Điều này có nghĩa là để cảm nhận được cảm giác muốn đi tiêu, phân phải tích nhiều hơn ở trực tràng để tạo đủ kích thích lên dây thần kinh, theo Health24.
Nhịn đi tiêu sẽ khiến cơ hậu môn phải co thắt để giữ phân trong trực tràng. Trong trường hợp nghiêm trọng, hậu quả của nhịn đi tiêu quá lâu có thể gây khó khăn khi tiểu và gây đau khi quan hệ ở phụ nữ, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa người Mỹ Sarina Pasricha tiết lộ.
Khi bạn nhịn đi tiêu, trong vòng 1 giờ đầu tiên, cảm giác dễ nhận thấy là căng ở trực tràng, với trường hợp nghiêm trọng có thể là cảm giác co thắt.
Sau 6 giờ, lượng nước trong phân sẽ giảm và bạn sẽ khó tống phân ra ngoài hơn. Cảm giác muốn đi tiêu giảm đi nhưng tình trạng này có thể dẫn đến táo bón..
Sau 12 giờ, bụng sẽ hơi trương ra do áp lực của phân bên trong ruột. Khi đi tiêu, phân sẽ khó tống ra ngoài, thậm chí là quanh hậu môn xuất sẽ xuất hiện một số vết rách và gây chảy máu hậu môn. Lúc đó, người bệnh có thể phải dùng đến thuốc nhuận tràng, theo Health24.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.