Nhìn EU chào đón Ukraine, các nước Balkan 'tủi thân'
Khi Ukraine nhanh chóng giành được vé ứng cử viên EU, các ứng viên lâu năm ở Balkan đang cảm thấy bị gạt ra rìa. Tiến độ đối với các cột mốc quan trọng như du lịch miễn thị thực đã bị tụt lại và họ mong đợi rất ít từ hội nghị thượng đỉnh Balkan-EU vào tuần này.
Tự động phát
Người dân Kosovo đã chờ đợi được du lịch miễn thị thực đến Liên minh châu Âu trong hơn chục năm nay. Vì vậy, chủ nhà hàng này đã dựng một chiếc tháp Eiffel giả cho thực khách của mình.
Anh Blerim Bislimi xem đó là một món quà an ủi cho những người không thể đến được Paris. Điều này cũng phản ánh sự vỡ mộng của các nước Balkan về viễn cảnh gia nhập EU.
Hai trong số 6 nước trong khu vực Balkan là Albania và Serbia suýt nữa đã bỏ hội nghị thượng đỉnh Balkan-EU vào hôm 23.6, nhưng họ đã thay đổi quyết định vào phút cuối.
Bosnia và Kosovo chưa phải ứng cử viên, còn những nước đã là ứng cử viên thì vẫn còn chặng đường rất dài trước mặt. Mới đây, việc Ukraine được EU nhanh chóng trao tư cách ứng cử viên đã khiến nhiều người dân Balkan cảm thấy bị hắt hủi.
Tại thủ đô Pristina của Kosovo, ông Arton Demhasaj, người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng, cho rằng đây là lúc nên "thức tỉnh".
“Liên minh châu Âu không có chính sách mở rộng rõ ràng đối với phía tây Balkan và nếu các bên muốn gia nhập EU gặp phải sự chậm trễ, họ sẽ định hướng lại chính sách của mình và khi đó sẽ có sự gia tăng ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc ở tây Balkan và điều này sẽ tạo ra các vấn đề bên trong chính EU. Điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc và có thể dẫn đến xung đột vũ trang. EU nên xem xét những diễn biến như vậy ”, ông Arton Demhasaj cho biết.
Serbia cũng trở nên không mặn mà với việc gia nhập EU. Theo cuộc thăm dò của Ipsos vào hồi tháng 4, chỉ còn 35% người dân ủng hộ việc này. Các cuộc đàm phán đã bị đình trệ về các cải cách dân chủ, tham nhũng và tranh chấp trong khu vực Balkan.
Thành viên EU là Bulgaria đã ngăn chặn việc bắt đầu đàm phán gia nhập với Bắc Macedonia vì tranh chấp liên quan đến lịch sử và ngôn ngữ. Không có tiến bộ nào trong việc vượt qua quyền phủ quyết đó, cũng chưa có nỗ lực giúp đỡ Serbia và Montenegro trong các cuộc đàm phán vốn đòi hỏi những cải cách chính trị không được ủng hộ.
Để so sánh, sự mở rộng về phía đông trước đó của EU đã biến nhiều nước như Ba Lan thành các nền kinh tế phát triển mạnh.
Hiện một số chính phủ EU, như Pháp, Hà Lan và Đan Mạch, lo ngại việc di cư từ Balkan sẽ gây ra phản ứng dữ dội và đã chú trọng vào yêu cầu cải cách.
Một bản dự thảo của tuyên bố hội nghị thượng đỉnh cho thấy các nhà lãnh đạo EU sẽ tái khẳng định cam kết của họ đối với tư cách thành viên cho các nước Balkan. Tuy nhiên giới ngoại giao EU không mong đợi sẽ có đột phá.
Bình luận (0)