Hệ thống y tế vững chắc
Đức có hệ thống y tế công lập lẫn tư nhân rất phát triển và toàn diện.
Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới, mỗi người Đức trung bình chi cho chăm sóc y tế 4.714 USD/năm - cao so với nhiều quốc gia khác. Đức đứng thứ 2 châu Âu về tỷ lệ giường bệnh chăm sóc đặc biệt, đóng vai trò quan trọng để điều trị các ca Covid-19 nặng.
Đức có số giường bệnh chăm sóc tích cực nhiều hơn các quốc gia châu Âu khác.
|
Đức có 621 giường bệnh cho mỗi 100.000 người dân. Con số này ở Ý và Tây Ban Nha lần lượt là 275 và 293.
Người lớn tuổi tránh được nguy cơ lây nhiễm Covid-19
Độ tuổi nhiễm Covid-19 trung bình ở Đức là 46, trong khi tại Ý là 63.
Người lớn tuổi gặp nguy hiểm hơn khi nhiễm Covid-19, và những người mắc sẵn bệnh nền sẽ dễ tử vong hơn.
Theo Viện Robert Koch Institute, 80% ca nhiễm Covid-19 ở Đức đều dưới 60 tuổi. Tại Tây Ban Nha, khoảng 50% ca nhiễm Covid-19 là người trên 60 tuổi.
Vẫn còn ở giai đoạn đầu bùng phát dịch
So với Ý và Tây Ban Nha, Đức vẫn còn ở trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch Covid-19. Martin Hibberd, giáo sư bệnh truyền nhiễm Đại học Y Nhiệt đới và Vệ sinh London cho biết: "Mất 2 đến 3 tuần để chăm sóc đặc biệt trước khi người bệnh đầu hàng căn bệnh này".
Đức bắt đầu áp dụng lệnh phong tỏa từ ngày 24.3 nhằm kiềm chế dịch Covid-19. Quy định này
cấm tụ tập trên 2 người, trừ khi là người thân trong gia đình bị cô lập cùng nhau. Mức phạt khi vi phạm có thể lên đến 25.000 Euro.
Khung cảnh Đức vắng vẻ sau khi chính quyền siết chặt lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19.
|
Số liệu tương lai?
Ngày 28.3, Bộ Nội vụ Đức đưa ra ý tưởng theo dõi công dân qua điện thoại di động để biết được ai có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19.
Dù hiện nay Đức được xem là thành công, các nhà nghiên cứu cho rằng vì đại dịch Covid-19 rất khó đoán, các câu trả lời cho tương lai vẫn chưa rõ ràng.
Các chuyên gia Đức cũng cảnh báo thận trọng. Phát ngôn viên Viện RKI cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa rõ nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tại Đức ở mức thấp".
Bình luận (0)