Chuyến đi với sự tham gia của 6 lãnh đạo cấp địa phương và 2 người độc lập, phần lớn là người của Quốc dân đảng, được thực hiện hôm qua 18.9, theo AFP ngày 19.9. Quốc dân đảng từng tổ chức chuyến đi tương tự trong quá khứ, nhưng chuyến đi lần mang thông điệp đặc biệt gửi đến giới lãnh đạo Đài Loan.
Ông Hsu Yao-chang, thẩm phán của hạt Miaoli cho biết mối quan hệ giữa Đài Loan và Bắc Kinh tiếp tục bế tắc và làm ảnh hưởng đến chính quyền cũng như người dân ở 2 bờ eo biển.
“Chuyến đi của chúng tôi là sự đột phá kể từ khi chính quyền mới được thành lập”, ông Hsu được CNA trích phát biểu. Ông cho biết mục đích của chuyến đi nhằm kêu gọi 2 bên chọn “con đường lớn” để phát triển mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và văn hóa, dựa trên nền tảng thỏa thuận năm 1992 được gọi là nguyên tắc “Một Trung Quốc”.
Tuy nhiên, đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn từ chối công nhận thỏa thuận này, thay vào đó muốn tách Đài Loan khỏi đại lục. Bắc Kinh tức giận và ngưng các kênh liên lạc với Đài Bắc kể từ khi bà Thái Anh Văn lên lãnh đạo Đài Loan hồi tháng 5.2016, theo CNA.
Ông Yu Zhengsheng, chủ tịch Văn phòng phụ trách các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc đánh giá cao các nhà lãnh đạo địa phương của Đài Loan, cho rằng những nỗ lực của họ là nhằm "thúc đẩy phát triển hòa bình ở hai bờ eo biển", theo một tuyên bố của Văn phòng này.
tin liên quan
Tân lãnh đạo Đài Loan tuyên bố tăng cường sức mạnh quân độiTân lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn chính thức tuyên bố nắm quyền tổng tư lệnh, sẽ cùng quân đội bảo vệ “chủ quyền” của lãnh thổ này.
Chưa thấy phản ứng của bà Thái Anh Văn. Tuy nhiên người phát ngôn Alex Huang nói rằng chính quyền Đài Loan không được thông báo về chuyến đi của giới lãnh đạo địa phương và không có qui định nào bắt buộc phải thông báo.
Các nhà quan sát cho rằng cuộc họp nói trên là một động thái của Trung Quốc nhằm tăng cường sức ép lên bà Thái Anh Văn. Nhà phân tích chính trị Francis Hu cho biết Bắc Kinh muốn lấy lòng tin và sự quan tâm của người dân Đài Loan, những nhóm người lâu nay tỏ ra quan ngại các mối quan hệ nồng ấm với Bắc Kinh dưới thời chính quyền Quốc dân đảng vì sợ “chủ quyền” của lãnh thổ này bị xói mòn.
"Đây là cuộc lôi kéo công chúng công khai và Trung Quốc đặt niềm tin vào Quốc dân đảng", ông Hu, Trưởng khoa Khoa học chính trị của đại học Tunghai nói và cho biết thêm Bắc Kinh đang cố gắng gửi thông điệp đến giới chức Đài Loan rằng nếu chấp nhận "Một Trung Quốc", họ sẽ được thưởng về mặt kinh tế.
Bình luận (0)