Nhộn nhịp M&A của doanh nghiệp Việt

24/09/2018 10:54 GMT+7

Gần đây, bên cạnh hoạt động mua bán và sáp nhập của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước thì giữa khối nội với nhau cũng diễn ra khá sôi nổi.

Chẳng hạn Công ty cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị chào mua công khai 20,71% vốn của Công ty cổ phần Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (SAV), tương ứng số lượng 2,75 triệu cổ phiếu. TCM chào mua cổ phiếu SAV với giá 9.000 đồng/cổ phiếu và dự kiến thực hiện từ nay đến cuối năm.
Dự kiến TCM sẽ chi ra khoảng 24,75 tỉ đổng để mua số cổ phiếu nói trên. Hiện SAV có cổ đông lớn nhất là E-land Asia Holdings với tỷ lệ nắm giữ 42,28%. Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt cũng là cổ đông lớn của SAV, với số cổ phần nắm giữ chiếm 18,62% vốn. Trong khi đó, E-land Asia Holdings cũng là cổ đông lớn nhất tại TCM với tỷ lệ sở hữu chiếm 43,32%.
Hay Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) cuối tuần qua cũng  thông báo Nghị quyết Hội đồng quản trị thống nhất phương án nhận chuyển nhượng 70% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Thương mại Hải Phòng Plaza. Tổng cộng số tiền mà SCR bỏ ra là 126 tỉ đồng để mua 7 triệu cổ phần với giá 18.000 đồng/cổ phần. Sau giao dịch, SCR sẽ trở thành công ty mẹ sở hữu 70% vốn điều lệ của doanh nghiệp có vốn điều lệ 100 tỉ đồng này.
Một thương vụ mới đây cũng khiến giới đầu tư chú ý là Công ty chứng khoán TP.HCM (HCM) rót vốn mua hơn 842.000 cổ phần của Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn - đơn vị sở hữu thương hiệu nước hoa Miss Sài Gòn - trong đợt phát hành thêm cổ phần mới. Số lượng cổ phần mà HCM mua tương đương 8,87% vốn của Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn. Như vậy với giá phát hành không thấp hơn 21.000 đồng/cổ phần, tương ứng công ty chứng khoán HCM sẽ chi ra tối thiểu khoảng 17 tỉ đồng. 
Tương tự, ngay giữa tháng 9 vừa qua, cổ phiếu TAG của Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh chính thức hủy niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Công ty này đã được Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di Động mua lại hoàn toàn từ năm 2017. Theo báo cáo từ Thế giới Di Động, Trần Anh là công ty con với tỷ lệ sở hữu lên 99,27%. Ngoài Trần Anh, thời gian qua Thế giới Di Động cũng là đơn vị mạnh tay chi tiền để thực hiện hoạt động M&A như mua lại chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang...  
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.