Mọi người phải gửi lại vàng mã trước cổng chùa Ngọc Hoàng mới được vào trong - Ảnh: Lương Ngọc |
Theo ghi nhận của Thanh Niên trong chiều 8.2, ngoài việc cúng lễ tại gia, nhiều người còn đem lễ vật lên chùa để làm lễ. Như tại chùa Cót, chùa Hà (Q.Cầu Giấy), chùa Bồ Đề (Q.Long Biên), chùa Trấn Quốc, chùa Khai Nguyên (Q.Tây Hồ)... người dân thường đem theo tờ sớ, vàng mã, bỏng ngô, đặc biệt là những bộ quần áo của các vị Thần tài làm từ mã… để hóa, cầu nguyện năm mới có nhiều tài lộc.
Tại chùa Phước Hải (còn gọi là chùa Ngọc Hoàng, Q.1, TP.HCM), lượng người đi chùa làm lễ đông khiến chùa phải ra quy định mỗi người đi viếng chỉ mang theo 3 cây nhang đốt. Ông Nguyễn Hoàng Kim, nhân viên bảo vệ tại chùa cho biết: “Vì lượng người đi chùa quá đông nên chùa ra quy định những ai viếng chùa phải gửi toàn bộ vàng mã lại ở cổng mới được vào, chùa sẽ thu gom và đốt sau để giữ an toàn tránh cháy nổ”. Không chỉ tấp nập nơi chùa chiền, tại các chợ, việc mua bán đồ cúng Thần tài diễn ra khá nhộn nhịp. Tại con đường “Cá lóc nướng” Tân Kỳ - Tân Quý, các chủ cửa hàng tất bật thu mua cá và than nướng để bán vào sáng mùng 10. Bà Lệ (chủ tiệm cá nướng Khá) cho hay: “Nhà tôi đã chuẩn bị sẵn khoảng 700 con cá lóc để nướng bán vào mùng 10 vì mọi năm cũng bán khoảng đó. Ngày cúng mà, ai cũng mua, nhà có nghèo cũng phải có để cúng”. Giá cá nướng tại đây vào ngày này cũng không thay đổi, dao động từ 120.000 - 180.000 đồng/con.
Và theo quan niệm ngày Thần tài mua vàng về trữ sẽ rủng rỉnh tiền bạc cả năm nên các tiệm vàng tại chợ Bà Chiểu vào chiều 8.2, lượng người ra vào chen chúc mua vàng 1 đến 2 chỉ khá đông.
Hà An - Lương Ngọc
>> Vàng tăng giá trước ngày Thần Tài
>> Xếp hàng mua vàng trong ngày Thần tài
Bình luận (0)