Những ảnh hưởng của Facebook đối với việc học tập

04/01/2013 09:45 GMT+7

Các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook được dùng trong quảng cáo, tiếp thị, và thương mại. Liệu chúng cũng giúp ích cho việc học tập và nghiên cứu của chúng ta? Theo tôi là có!

Cụm từ “Truyền thông xã hội” dường như chưa thật chuẩn xác vì nó quy nạp hình thức giao tiếp xã hội với việc sử dụng các phương tiện truyền thông. Trong cuộc sống, chúng ta hiển nhiên có thể giao tiếp mà không cần đến các nền tảng như Facebook. Tuy nhiên, đa số chúng ta, mà đặc biệt là các em sinh viên ở khắp nơi trên thế giới, thường xuyên dùng Facebook để xem mọi người chung quanh mình đang làm gì, nói gì, thích gì. Chúng ta không muốn bỏ lỡ những thông tin như thế hoặc trở nên lạc hậu vì không biết những điều mà người khác biết. Trạng thái tâm lý này được gọi là ‘FOMO’- Cảm Giác Sợ Bị Bỏ Rơi.

Sherry Turkle, tác giả của cuốn “Cùng Đơn Độc”, đã mô tả trang thái tâm lý FOMO cùng với như cầu liên tục kiểm tra thông tin đăng tải trên Facebook, Twitter, tin nhắn, và sau đó so sánh mình với bạn bè. Hẳn điều này nghe rất quen thuộc với nhiều người trong chúng ta?

Quả vậy, các phương tiện truyền thông như Facebook có thể chi phối chúng ta trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao . Facebook gây ra sự mất tập trung cho các em sinh viên không chỉ trong mà còn bên ngoài lớp học. Dẫu vậy, nó không nhất thiết phải là rào cản đối với việc học tập. Thật ra, Facebook có thể giúp ích cho việc học tập.

 

Xây dựng phương pháp học cùng RMIT

Learning Masters là chuyên mục xuất hiện trên Vietweek, tuần báo tiếng Anh của Thanh Niên, vào đầu tháng. Chuyên mục này mang đến những kiến thức hữu ích về phương pháp học tập.

Chuyên mục này do các chuyên gia thuộc phòng Kỹ năng Học Thuật, Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, phụ trách

Độc giả có thể đặt câu hỏi và đóng góp ý kiến theo địa chỉ email: [email protected]

Facebook làm giảm thời gian và không gian học tập một khi nó được coi là nguyên nhân gây xao nhãng trong việc  học. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm tăng hai yếu tố này một khi được sử dụng để thu thập thông tin hay làm việc theo nhóm. Nghiên cứu của tạp chí “Computers in Human Behaviour “ (Ảnh hưởng của máy vi tính đối với hành vi con người) chứng minh rằng việc sử dụng Facebook chủ yếu để tán gẫu hoặc cập nhật tình hình của bạn bè sẽ dẫn đến kết quả học tập kém; trong khi đó, sử dụng Facebook như công cụ khám phá hoặc thu thập thông tin lại giúp bạn đạt được kết quả học tốt.

Sinh viên có thể được nhiều lợi ích bằng việc nói không với Facebook khi đọc, viết, và ôn bài, nhưng sử dụng nó để hỗ trợ cho việc học và thảo luận theo nhóm. Facebook hỗ trợ tất cả các hình thức thông tin,phối hợp, làm việc theo  nhóm. Tuy nhiên, tôi e ngại rằng hiện không có nhiều sinh viên biết cách sử dụng Facebook một cách hiệu quả, và đó là lý do tôi viết bài báo này. Giả dụ nếu tôi hỏi: “Các em đã bao giờ dùng Facebook theo những cách nói trên để giúp ích cho việc học của mình?” Tôi chắc nhiều sinh viên sẽ nói không.

Facebook gây mất tập trung và lấy đi năng lượng cũng như thời gian của chúng ta.  Điều này đôi khi được gọi là “sự phân sẻ trong tâm thức” Sự phân sẻ thông tin trong tâm thức  của mỗi chúng ta đều có hạn. Trong quyển “Enough” của mình, John Naish đã đưa ra một luận điểm khá thuyết phục rằng chúng ta có thể bị chôn vùi trong thông tin bởi càng không hiểu thông tin gì, ta lại càng muốn thu thập nhiều thông tin đó hơn. Tương tự, trong lúc học, tâm trí chúng ta đón nhận thông tin từ nhiều nguồn, và nếu bị chi phối bởi những điều chúng ta hoặc người khác thích trên Facebook, thì tâm trí của chúng ta có thể bị quá tải thông tin. Vì vậy, sinh viên sử dụng Facebook cần phân bố thời gian học tập để không bị vùi lấp trong biển thông tin. Sinh viên có thể chọn  dùngFacebook như là yếu tố gây mất tập trung hoặc dùng chính những yếu tố gây mất tập trung từ Facebook để giúp ích cho việc học tập của mình hiệu quả hơn bằng cách thu thập thông tin, làm rõ các khái niệm hoặc vấn đề, mở rộng hiểu biết hoặc đánh giá các ý tưởng, nghĩ ra các ý tưởng mới.

Dưới đây là một số cách sinh viên có thể làm được điều này:

- Thoát khỏi Facebook khi làm bài tập tại nhà. Điều này giúp các em cưỡng lại sức hút của việc tán gãu hoặc cập nhật thông tin bạn bè mình đang làm gì trên Facebook.

- Cập nhật tình hình cá nhân hoặc tán gẫu trên Facebook có giờ giấc nếu các em có tinh thần tự giác cao.

- Nếu không có tinh thần tự giác cao, thì hãy đến những nơi không có internet (điều này cũng có nghĩa không sử dụng thiết bị 3G).

- Trong khi học nhóm, hãy sử dụng công cụ tán gẫu hoặc nhắn tin trên Facebook để cập nhật cho nhau những thông tin hữu ích về các chủ đề ở lớp học, các bài tập đươc giao.

- Tạo một trang Facebook chuyên dùng cho một lĩnh vực học tập, nghiên cứu, một nôi dung bài tập nào đó mà các em đang làm để chia sẻ, thảo luận thông tin.

- Lập trang Facebook cho lớp học của mình, nhóm học chung để cùng bàn luận thông tin.

- Hãy xem qua bài viết dưới đây với nhiều thông tin hữu ích trong việc dùng các nhóm và trang Facebook cho việc học: Techknowtools.wordpress.com.

David DeBrot
(Giám đốc phòng Kỹ năng Học thuật, Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam)

>> Xem phiên bản tiếng Anh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.