Những căn bệnh hay 'đi chung' với thời tiết

04/11/2016 10:33 GMT+7

Các nhà khoa học cho rằng mỗi khi bầu khí quyển thay đổi như xuất hiện gió, giông, lốc, bão, mưa... đều ẩn chứa những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe về xương khớp, hô hấp, các bệnh về huyết áp hay tim mạch.

Huyết áp
Theo trang Acupuncturerox, khi áp suất khí quyển giảm, huyết áp cũng thay đổi. Nhiệt độ đột ngột xuống thấp khiến các mạch máu bị co lại làm huyết áp tăng lên nên dễ xảy ra tai biến hay đột quỵ, nhất là đối với bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao.
Bệnh về tinh thần
Theo tiến sĩ Grady Dixon, chuyên gia nghiên cứu về thời tiếtsức khỏe tình cảm tại Mỹ, thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con người đặc biệt là những người mắc các bệnh về tâm thần, vì vậy mới có tình trạng tự tử có xu hướng tăng vọt vào những ngày tiết trời u ám.
Hen suyễn và dị ứng
Thay đổi mùa hoặc khí hậu chuyển từ lạnh sang nóng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn và dị ứng ở những người gặp các vấn đề về hô hấp; trong đó, mùa xuân - mùa của các loài hoa thụ phấn và côn trùng sinh sôi, là nguyên nhân chính gây ra các cơn hen, dị ứng.
Viêm khớp
Áp suất không khí thay đổi đột ngột cũng chính là một trong những nguyên nhân làm bùng phát các cơn đau khớp. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ giảm tạo áp lực cho khớp, trong khi đó độ ẩm tăng lên góp phần gây sưng khớp. Không chỉ vậy, thời tiết lạnh còn khiến máu lưu thông kém càng làm chân tay đau buốt, tê cứng.
Nhức đầu
Vào những ngày trời lạnh, áp suất không khí thay đổi khiến nhiều người cảm thấy dễ đau đầu. Các chuyên gia y tế tin rằng nhiệt độ giảm làm ảnh hưởng đến các mạch máu lưu thông trong não nên gây ra hiện tượng đau đầu.
Thay đổi lượng đường trong máu
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trời lạnh khiến bệnh nhân tiểu đường gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Bởi, khi nhiệt độ xuống thấp, cơ thể sẽ có những phản ứng để thích nghi như mạch máu co lại, đường trong gan được huy động để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, từ đó có thể khiến lượng đường trong máu ở các bệnh nhân tiểu đường tăng lên.
Béo phì
Khi đi ra ngoài vào trời lạnh, mỡ nâu (mỡ tốt) trong cơ thể sẽ được kích hoạt đốt cháy năng lượng để giữ ấm cơ thể; trong khi đó, mỡ trắng (mỡ xấu) - trữ năng lượng dưới dạng lipid không góp phần đốt cháy calorie nên dễ dẫn tới béo phì.

tin liên quan

8 bí quyết giúp bạn tránh xa bệnh tật
Bệnh cúm, bệnh cảm thông thường có thể rất nghiêm trọng đối với những người trên 65 tuổi, đôi khi dẫn đến các biến chứng, phải nhập viện, thậm chí tử vong. 
Đau tim
Theo một nghiên cứu của Tổ chức tim mạch BMJ, mỗi khi nhiệt độ giảm xuống chừng 1 độ thì nước Mỹ có khoảng 200 trường hợp bị đau tim. Nhiệt độ giảm làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đông máu và là điều kiện trực tiếp làm xuất hiện các cơn đau tim.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Tương tự bệnh hen suyễn, bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác thường cảm thấy rất mệt khi thời tiết trở lạnh. Nguyên nhân, thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho các virus gây bệnh đường hô hấp phát triển, tấn công người bệnh.
Cảm lạnh và cúm
Sở dĩ chúng ta dễ bị cảm lạnh hoặc cúm khi thời tiết thay đổi là do biến động nhiệt độ nhanh làm hệ miễn dịch bị suy yếu, thêm vào đó các virus gây bệnh cảm lạnh thường bùng phát và dễ lây lan trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm.
Bệnh xoang
Những người bị bệnh xoang cảm thấy rất ‘ngán’ mỗi khi thời thiết thay đổi, do nhiệt độ từ nóng chuyển sang lạnh tác động đến bệnh xoang vốn có của họ, khiến họ cảm thấy nhức đầu, khó thở, nghẹt mũi.

tin liên quan

Cách đóng hộp thực phẩm an toàn
Thực phẩm đã qua chế biến, muốn tích trữ không bị hỏng, cũng cần phải biết cách. Dưới đây là cách đóng hộp thực phẩm giúp giữ được chất lượng món ăn - tốt nhất là dùng lọ thủy tinh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.