Những câu chuyện xúc động về Giáo sư Trần Văn Khê

27/06/2015 16:52 GMT+7

(TNO) Qua lời kể của người thân, những câu chuyện về Giáo sư Trần Văn Khê khiến chúng tôi thực sự xúc động.

(TNO) Qua lời kể của người thân, những câu chuyện về Giáo sư Trần Văn Khê khiến chúng tôi thực sự xúc động.

GS-TS Trần Văn Khê - Ảnh: Độc LậpGS-TS Trần Văn Khê lúc sinh thời - Ảnh: Độc Lập
Từ chiều 26.6, lễ viếng Giáo sư Trần Văn Khê bắt đầu tại nhà riêng, số 32 Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Đã có rất nhiều con cháu, bạn bè, nghệ sĩ, học trò từ khắp nơi đến thắp nén hương cho ông.
Phía bên ngoài là dòng người xếp hàng tấp nập đến khấn vái, không gây ồn ào hay xáo trộn, mọi công tác chuẩn bị đều rất chu đáo. Tham gia buổi tang lễ, trong không khí đau buồn và tiếc thương vô hạn, ngồi trò chuyện cùng phóng viên là những người thân thiết gắn bó với Giáo sư từ ngày ông trở về nước đến lúc ra đi. Từ đó, những câu chuyện gắn liền với ông phần nào được hé lộ.
Ngồi lặng lẽ trong một góc nhỏ, ông T.B, người làm trong nhà Giáo sư được chục năm nay, đang ngồi trầm buồn, suy tư, ánh mắt luôn nhìn về phía xa xăm, mãi không nói nên lời, chỉ đến khi bắt đầu trò chuyện, ông mới bừng tỉnh. Có lẽ, lúc này nỗi đau là quá lớn chưa thể nào nguôi. Phải khó khăn thuyết phục, chúng tôi mới được lắng nghe. Ông chia sẻ: “Tất cả đều bắt đầu từ chữ duyên, lúc đó Giáo sư Trần Văn Khê đang cần người, tôi đến làm việc, đến nay cũng được 10 năm”.
Để hoàn thành tốt trách nhiệm, ông T.B ở lại Sài Gòn trong khi gia đình sinh sống ở nơi khác, tạm xa vợ con không phải là điều dễ dàng đối với bất cứ ai. Khi phóng viên hỏi, có nhớ gia đình hay không, ông cười nói: “Mọi việc trong nhà đã được sắp xếp nên không phải lo lắng quá nhiều, nhiệm vụ của tôi là hoàn thành tốt công việc, luôn bên cạnh Giáo sư, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất”.
Ngồi kế bên, cô K.M, thư ký cho Giáo sư Trần Văn Khê, chia sẻ về câu chuyện của mình: “Lúc trước cô làm nhạc trưởng, công việc khá ổn định. Tình cờ, một người bạn thân muốn giới thiệu vì biết Giáo sư Khê cũng cần người làm có chuyên môn về âm nhạc. Dù đang phân vân, chưa đưa ra quyết định nhưng cuối cùng vẫn đến nhà gặp mặt, vừa bước vào, hình ảnh một ông lão đang kê chân trên ghế gây xúc động mạnh. Thấy vậy, cô chạy đến xoa bóp hai chân”.
Sau đó, Giáo sư Khê nhận xét: “Con là một người có tâm”. Chính khoảnh khắc ấy đã khiến cô K.M quyết định gắn bó với Giáo sư sau hơn một tháng thử việc. Kể từ lúc đó, công việc hằng ngày của cô là ghi chép tất cả những ý kiến của Giáo sư về một sự kiện, chủ đề hay sự cảm nhận về thức ăn. Đôi khi, chỉ cần ngồi bên cạnh để trò chuyện. Tất cả những nét riêng đã góp phần tạo nên một người đặc biệt trong số hàng triệu người. “Đằng sau hình ảnh của một Giáo sư Trần Văn Khê uy nghiêm, quyền lực, là người sống rất tình cảm, góp ý chân thành, sẵn sàng chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống với mọi người”, cô K.M xúc động nói.
Ca sĩ Bạch Yến rơi nước mắt khi kể những kỷ niệm về ba chồng Trần Văn KhêCa sĩ Bạch Yến rơi nước mắt khi kể những kỷ niệm về ba chồng Trần Văn Khê - Ảnh: L.H
Ca sĩ Bạch Yến, vợ Giáo sư Trần Quang Hải (con trai trưởng của Giáo sư Trần Văn Khê) đang tất bật lo hậu sự nhưng vẫn dành thời gian kể cho chúng tôi về những ngày cuối đời của Giáo sư Khê tại bệnh viện: “Khi con cháu vào thăm, nắm tay và hôn lên trán, ông đều cảm nhận được bằng cách mở mắt nhìn trìu mến”. Thỉnh thoảng cuộc trò chuyện bị ngắt quãng vì nữ ca sĩ quá xúc động, lau vội những giọt nước mắt.
“Mỗi lần về nước biểu diễn, tôi đều mời ba đến tham dự, không chỉ đơn giản là nghe một bài hát, nó còn là những tình cảm, sự kính trọng được nhắn gửi trong từng câu hát. Nghe xong, ba luôn đưa ra những góp ý chân thành”, ca sĩ Bạch Yến Tâm sự.
Được biết, nhiều tháng trước, Giáo sư đã linh cảm về việc mình sắp ra đi nên lên kế hoạch hậu sự. Khi lắng nghe những câu chuyện, nhiều lần chúng tôi vẫn không tránh khỏi xúc động. Bây giờ, Giáo sư Trần Văn Khê đã đi xa nhưng có một điều chắc chắn rằng trong tâm hồn của chúng ta vẫn lưu giữ hình ảnh một người tài của đất nước, người đã đưa nền âm nhạc truyền thống Việt Nam đến với thế giới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.