Không ai dạy tin học cho người mù hiệu quả bằng chính người mù. Hiểu rõ vấn đề đó, một nhóm giáo viên trẻ, sinh viên khiếm thị tại TP.HCM đã chủ động thiết kế giáo trình và trực tiếp đứng lớp.
Không
những thế, họ còn ấp ủ một số chương trình phục vụ cộng đồng khác.
Đó là những tình nguyện viên tham gia dự án dài hạn Dạy tin học cho người mù tại TP.HCM (do Quỹ từ thiện sách nói dành cho người mù phối hợp Microsoft VN thực hiện, chính thức khai giảng vào ngày 1.6 vừa qua).
Nam sinh 18 tuổi ở Mexico Julian Rios Cantu đã chế tạo thành công loại áo ngực có thể chẩn đoàn sớm ung thư vú ở phụ nữ. Phát minh của Cantu đã đoạt giải thưởng cao nhất trong một cuộc thi phát minh quốc tế.
Một trong những người năng động nhất và có nhiều ý tưởng sáng tạo trong nhóm tình nguyện viên này là anh Tô Nguyên Châu (31 tuổi, giáo viên tiểu học Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu TP.HCM). Anh Châu là thành viên chính, đảm trách việc biên soạn giáo trình dạy tin học cho người mù. Ngoài ra, còn có anh Trần Ngọc Thanh (31 tuổi, dạy môn tin học cùng trường với anh Châu) và Nguyễn Đình Ân (sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) tham gia viết nội dung và góp ý hoàn thiện bộ tài liệu.
Chị Nguyễn Hướng Dương, Giám đốc Thư viện sách nói dành cho người mù, cho biết chị rất ngưỡng mộ nhóm người trẻ khiếm thị trên, đặc biệt là anh Tô Nguyên Châu. “Khi làm việc với Châu và nhóm bạn trẻ để lên dự án, tôi nhận thấy năng lực làm việc và óc tổ chức của Châu và các bạn quá xuất sắc. Đọc bộ tài liệu để giảng dạy trong 3 tháng do Châu biên soạn, tôi không ngờ một người mù mà giỏi và rành rẽ về tin học đến thế. Châu còn vạch ra kế hoạch giảng dạy, nội quy cho lớp học, mọi thứ đều rất khoa học và nghiêm túc”, chị Hướng Dương chia sẻ.
Ben Towers, 18 tuổi đã trở thành triệu phú sau khi bán công ty startup của mình ở Anh. Mọi chuyện bắt đầu vào năm Ben 11 tuổi.
Theo anh Trần Ngọc Thanh, dự án này đem lại lợi ích cho học sinh, sinh viên và cả những người lớn tuổi khiếm thị. Những người lớn tuổi này không có điều kiện đến trường nhưng họ cũng có nhu cầu đọc báo, nghe nhạc, giao tiếp trên mạng xã hội, nên khi họ biết cách sử dụng internet thì sẽ bớt phụ thuộc vào người xung quanh. Còn với những học sinh khiếm thị, họ chỉ mất 3 tháng học ở chương trình này thay vì có thể mất đến 2 năm học ở trường để đạt được khối kiến thức tương đương.
Anh Tô Nguyên Châu và nhóm bạn cho biết các anh còn ấp ủ những ý tưởng khác cống hiến cho cộng đồng, nhưng nhiều khi không có điều kiện để biến chúng thành hiện thực. Hiện các anh mong mỏi tìm được nhà tài trợ để sau khi dự án trên kết thúc, các anh sẽ mở những lớp miễn phí nâng cao, chuyên sâu về tin học, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và những người đi làm đồng cảnh ngộ.
Chiều 1.6, bác sĩ Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy thông báo, lần đầu tiên BV thực hiện thành công ca ghép tim từ người cho chết não, dưới sự hỗ trợ các chuyên gia đến từ BV Việt - Đức.
Bình luận (0)