Mấy người bạn tôi nay đã vào hàng U.40, U.50 thỉnh thoảng gặp nhau. Chuyện trò một hồi lại quay về kỷ niệm. Và, những cuộc “tình chết không đợi chờ” thật dễ thương của một thời để nhớ làm ai nấy ngậm ngùi...
Minh họa: DAD
|
Tình... lau sậy !
Uống vài ly, say lên là khóc và kể chuyện ơ hờ là “đặc điểm nhận dạng” của T. Anh có cái kiểu kể chuyện thật thu hút. Hôm nay anh kể chuyện tình “lau sậy” của mình.
T. kể, quê anh ven sông. Cảnh sông nước hữu tình và bãi cỏ ven sông thật thơ mộng là nơi trai gái trong làng hẹn hò. Anh cũng hay dắt cô thôn nữ ra đó. Một lần, nhìn đám lau ven sông rập rờn dưới ánh trăng, anh... làm thơ rồi nói với nàng: “Thơ anh hay không? Có một người, hình như là Bờ Lai gì đó (Blaise Pascal) nói đại khái thế ni: Con người là cây sậy biết suy nghĩ. Em thấy chí lý không?”. Cô nàng ban đầu còn đùa rằng anh thấy bờ lau xanh nhớ tới Bờ Lai nào đó. Nhưng anh T. cao hứng tiếp tục nói: Nhà thơ Puskin nói thế ni, Xuân Diệu nói như ri... Cô thôn nữ ngồi nghe khan mà không thấy anh chàng hành động gì cả nên... buồn ngủ, hỏi gấp: “Vậy chứ anh nói gì? Em muốn nghe anh nói chứ không phải mấy ông trời ơi đất hỡi đó”. Đến giây phút quyết định thì chàng ta “ngậm hột thị”. Thay vì nói T. lại đưa mắt nhìn... dòng sông. Thay vì nắm tay nàng, chàng... bẻ vụn lau sậy. Vài tháng sau T. đang học trên thành phố nghe tin nàng đã nhận cau trầu một trai làng khác. T. xếp mối tình lau sậy của mình vào... rương gỗ cất kỹ.
Và “tưởng rứa được rồi”
Chàng học y khoa Huế. Nàng học đại học sư phạm. Hai trường cách nhau vài con đường và chàng thỉnh thoảng sang đón nàng “quay đều quay đều quay đều/mối tình nghèo đơn sơ quá” đi chơi. Để chắc ăn, chàng về ký túc xá hỏi kinh nghiệm tình trường của đàn anh. Anh này nói cứ... hun đại cái, con gái đã yêu sẽ để yên, rứa là xong. Không yêu hắn táng một cái bốp, cũng xong! Vậy đi cho khỏe để còn tập trung học hành. Ngành này học kinh lắm, lơ mơ yêu đương như chú mi là chết.
Một ngày đẹp trời, chàng quyết định rủ nàng lên đồi Thiên An chơi. Xe đạp nhưng chàng chở nàng lên dốc Nam Giao, lên đồi êm ru. Thỉnh thoảng dốc cao phải dắt bộ cũng rất chi là tình tứ. Nói chuyện một hồi, trong lúc nàng mân mê trái thông khô, chàng ngắt vụn lá thông khô thì chàng đánh liều hôn nhẹ lên má của nàng một phát và chờ đợi... hậu quả! Hú hồn, nàng không bốp một phát mà đỏ mặt, lại xoay xoay trái thông.
“Rứa là được rồi, lo học hành đi. Sinh viên trường y là niềm mơ ước của cả dòng họ đó, mi đừng mần ba mạ mi mất mặt” - vẫn là lời đàn anh chỉ giáo và chàng lao vào học tối mắt tối mũi. Những lần hẹn hò thưa thớt dần bởi tưởng “rứa là xong”.
Nàng ra trường trước, xa mặt cách lòng. Tréo ngoe sao lại có ngày tìm chàng đưa cái thiệp mời đám cưới nàng với một anh bộ đội biên phòng. Chàng chết lặng. Nàng trách móc: “Em chờ mãi có thấy anh nói gì đâu?”. “Anh đã, anh đã... tưởng rứa xong”. Nàng đi rồi, chàng hận đàn anh quân sư ngút trời! Nhưng đàn anh ra trường, đi làm tuốt luốt trong nam, hết biết tìm ai trút giận.
Hỏi tụi bây kể lại chuyện cũ chi cho buồn, bạn tôi nói buồn gì. Mình bị “out” vậy nhưng sẽ là bài học cho con trai, cháu trai sau này. Chúng nó sẽ không đi theo... vết xe đổ, không ngần ngại mới mong cuộc tình hết “chết yểu” như thế hệ cha chú.
Uống vài ly, say lên là khóc và kể chuyện ơ hờ là “đặc điểm nhận dạng” của T. Anh có cái kiểu kể chuyện thật thu hút. Hôm nay anh kể chuyện tình “lau sậy” của mình.
T. kể, quê anh ven sông. Cảnh sông nước hữu tình và bãi cỏ ven sông thật thơ mộng là nơi trai gái trong làng hẹn hò. Anh cũng hay dắt cô thôn nữ ra đó. Một lần, nhìn đám lau ven sông rập rờn dưới ánh trăng, anh... làm thơ rồi nói với nàng: “Thơ anh hay không? Có một người, hình như là Bờ Lai gì đó (Blaise Pascal) nói đại khái thế ni: Con người là cây sậy biết suy nghĩ. Em thấy chí lý không?”. Cô nàng ban đầu còn đùa rằng anh thấy bờ lau xanh nhớ tới Bờ Lai nào đó. Nhưng anh T. cao hứng tiếp tục nói: Nhà thơ Puskin nói thế ni, Xuân Diệu nói như ri... Cô thôn nữ ngồi nghe khan mà không thấy anh chàng hành động gì cả nên... buồn ngủ, hỏi gấp: “Vậy chứ anh nói gì? Em muốn nghe anh nói chứ không phải mấy ông trời ơi đất hỡi đó”. Đến giây phút quyết định thì chàng ta “ngậm hột thị”. Thay vì nói T. lại đưa mắt nhìn... dòng sông. Thay vì nắm tay nàng, chàng... bẻ vụn lau sậy. Vài tháng sau T. đang học trên thành phố nghe tin nàng đã nhận cau trầu một trai làng khác. T. xếp mối tình lau sậy của mình vào... rương gỗ cất kỹ.
Và “tưởng rứa được rồi”
Chàng học y khoa Huế. Nàng học đại học sư phạm. Hai trường cách nhau vài con đường và chàng thỉnh thoảng sang đón nàng “quay đều quay đều quay đều/mối tình nghèo đơn sơ quá” đi chơi. Để chắc ăn, chàng về ký túc xá hỏi kinh nghiệm tình trường của đàn anh. Anh này nói cứ... hun đại cái, con gái đã yêu sẽ để yên, rứa là xong. Không yêu hắn táng một cái bốp, cũng xong! Vậy đi cho khỏe để còn tập trung học hành. Ngành này học kinh lắm, lơ mơ yêu đương như chú mi là chết.
Một ngày đẹp trời, chàng quyết định rủ nàng lên đồi Thiên An chơi. Xe đạp nhưng chàng chở nàng lên dốc Nam Giao, lên đồi êm ru. Thỉnh thoảng dốc cao phải dắt bộ cũng rất chi là tình tứ. Nói chuyện một hồi, trong lúc nàng mân mê trái thông khô, chàng ngắt vụn lá thông khô thì chàng đánh liều hôn nhẹ lên má của nàng một phát và chờ đợi... hậu quả! Hú hồn, nàng không bốp một phát mà đỏ mặt, lại xoay xoay trái thông.
“Rứa là được rồi, lo học hành đi. Sinh viên trường y là niềm mơ ước của cả dòng họ đó, mi đừng mần ba mạ mi mất mặt” - vẫn là lời đàn anh chỉ giáo và chàng lao vào học tối mắt tối mũi. Những lần hẹn hò thưa thớt dần bởi tưởng “rứa là xong”.
Nàng ra trường trước, xa mặt cách lòng. Tréo ngoe sao lại có ngày tìm chàng đưa cái thiệp mời đám cưới nàng với một anh bộ đội biên phòng. Chàng chết lặng. Nàng trách móc: “Em chờ mãi có thấy anh nói gì đâu?”. “Anh đã, anh đã... tưởng rứa xong”. Nàng đi rồi, chàng hận đàn anh quân sư ngút trời! Nhưng đàn anh ra trường, đi làm tuốt luốt trong nam, hết biết tìm ai trút giận.
Hỏi tụi bây kể lại chuyện cũ chi cho buồn, bạn tôi nói buồn gì. Mình bị “out” vậy nhưng sẽ là bài học cho con trai, cháu trai sau này. Chúng nó sẽ không đi theo... vết xe đổ, không ngần ngại mới mong cuộc tình hết “chết yểu” như thế hệ cha chú.
Bình luận (0)