Những dấu hiệu cảnh báo nghiện đường

02/08/2017 05:20 GMT+7

Trằn trọc khó ngủ, không nếm được vị ngọt, da nổi mụn liên tục có thể là những manh mối cho thấy bạn đang bị nghiện đồ ngọt.

Giới bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng từ lâu đã kêu gọi mọi người nên cắt giảm lượng đường hấp thu mỗi ngày nếu muốn tránh tăng cân, khiến răng sâu và vô số vấn đề về sức khỏe khác. Tuy nhiên, gia vị này vẫn có thể xuất hiện trong những món ăn hoặc thức uống dường như chẳng có liên hệ gì đến đường, bao gồm món xà lách, bánh mì và cà phê. Vấn đề là đa số những người nghiện đồ ngọt lại không phát hiện họ phụ thuộc vào đường trong chế độ ăn mỗi ngày.
Sau đây là những dấu hiệu có thể cảnh báo tình trạng nghiện đường, theo trang Healthista.

tin liên quan

Tập bụng 6 múi nên ăn uống ra sao?
Nếu bạn quyết tâm tuân thủ nghiêm chế độ ăn uống và luyện tập thì hành trình từ bụng bia đến bụng 6 múi không phải quá cam go.

Da xấu: Mặt thường xuyên nổi mụn là manh mối chủ yếu cho thấy bạn ăn quá nhiều đường. Theo chuyên gia sức khỏe Anh Natalie Lamb, đây là chế độ ăn có thể góp phần vào tình trạng mất cân bằng hormone liên quan đến kinh nguyệt, dẫn đến mụn mọc dọc theo cằm. Đường còn có thể gây tổn hại lâu dài cho các protein da như collagen và elastin, khiến vết nhăn xuất hiện và da lão hóa sớm. Báo cáo của Bệnh viện Đại học Zurich (Thụy Sĩ) cho thấy việc bùng nổ mụn cũng do viêm da, và đường góp phần thúc đẩy tình trạng này, với nguy cơ viêm nhiễm tăng 105% nếu uống 2 lon soda mỗi ngày.
Nụ vị giác bị đường vô hiệu hóa: Nhà dinh dưỡng Lorraine Kearney cảnh báo các nụ vị giác trên lưỡi sẽ thích nghi với hàm lượng đường hấp thu qua mỗi bữa ăn, và cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng không còn nếm được vị ngọt. Chuyên gia Kearney cho biết: “Đường chẳng khác nào thuốc uống, ngày càng tăng thêm liều lượng so với đợt ăn trước”. Điều này có nghĩa là món "siêu ngọt" sẽ dần có vị bình thường theo thời gian.
Sâu răng: Theo Viện Quốc gia về nghiên cứu nha và sọ - mặt của Mỹ (NICDR), nếu liên tục được tiếp tế đường, cộng đồng vi khuẩn trong miệng sẽ tiết ra những loại a xít phá hủy men răng, và các lỗ sâu hình thành. Cần phải chải răng sau mỗi bữa ăn ngọt nếu muốn loại bỏ lượng đường thừa, tránh tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn hủy hoại men răng.
Liên tục thèm ngọt: Chuyên gia Kearney tại New Jersey (Mỹ) nhắc nhở rằng cơ thể phản ứng trước đường tương tự trường hợp phản ứng với thuốc, có nghĩa là đòi hỏi ngày càng nhiều hơn để thỏa mãn cơn thèm ăn. Nhiều người lâm vào cảnh ăn uống vô tội vạ, ngốn ngấu bất kỳ loại thức ăn nào chỉ vì họ đang thèm đường, dù không nhận ra điều đó. Còn theo chuyên gia Lamb, đồ ngọt dễ gây nghiện, khiến con người chạy theo khẩu vị không lành mạnh và khó kiêng khem.

Cơ thể uể oải: Đường làm hao mòn năng lượng cơ thể. Chuyên gia Lamb cho biết đường glucose đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng cho cơ thể, nhưng cần phải duy trì hàm lượng đường huyết ở mức cân bằng, tránh tình trạng trồi sụt như lúc xảy ra khi lên cơn thèm ngọt. Sau khi ăn đường, tụy tạng tiết ra insulin giúp chuyển hóa đường glucose vào tế bào. Khi dùng hết, con người có thể bị hụt năng lượng vì cơ thể yêu cầu thêm nhiều đường để bắt đầu chu kỳ mới. Cái vòng luẩn quẩn tiếp tục diễn ra, đẩy cơ thể vào tình trạng ăn liên tục.
Trướng bụng không rõ nguyên nhân: Một dạng phổ biến của đường là fructose, thường có trong táo, lê cũng như nước mật đường từ bắp. Giới chuyên gia cảnh báo dạng chất này gây tình trạng trướng bụng vì cơ thể không dễ dàng hấp thu được fructose. Chế độ ăn nhiều đường cũng gây tăng cân không mong muốn, và làm tình trạng đầy hơi thêm nghiêm trọng hơn.

tin liên quan

Những ích lợi bất ngờ khi bạn bớt ăn ngọt
Bỏ bớt thói quen dùng đường là 'nhiệm vụ bất khả thi' với nhiều người. Nhưng nếu kiên trì, bạn sẽ loại bỏ dần loại thực phẩm này khỏi chế độ ăn hằng ngày. 

Hệ miễn dịch suy yếu: Ăn quá nhiều đường sẽ đẩy các tế bào vào tình trạng yếu ớt, không còn đủ sức tấn công các vi khuẩn xâm nhập cơ thể một cách hiệu quả, theo WedMD. Vì vậy, khi tế bào bị hoạt động trì trệ dưới ảnh hưởng của soda và đồ ngọt, chúng gặp khó khăn hơn trong việc bảo vệ cơ thể và tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
Giảm ham muốn: Chuyên gia Kearney cảnh báo một người ăn quá nhiều đường sẽ đối mặt với nguy cơ “yếu đi” về khía cạnh giường chiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng đường huyết cao làm vô hiệu hóa gien chịu trách nhiệm sản xuất các hormone tình dục, dẫn đến sự sụt giảm trong hoạt động sinh lý. Đàn ông ăn quá nhiều đường có thể bị rối loạn cương dương, theo báo cáo của Đại học John Hopkins.

tin liên quan

Nhìn sở thích ăn uống, đoán được tính cách
Tiến sĩ Alan Hirsch, một nhà thần kinh học và tâm thần học tại Chicago (Mỹ) cho biết thông qua sở thích ăn uống, chúng ta có thể biết được những suy nghĩ nội tâm, tình cảm, nguyện vọng và ham muốn của người khác.  
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.