Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn bị nghiện tập gym

20/11/2018 00:08 GMT+7

Nghiện tập gym không được phân loại như là dạng rối loạn sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, nó vẫn mang những đặc trưng của nghiện là tác động tiêu cực...

Giáo sư Bruce Oddson, chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực vận động học ở con người, tại Đại học Laurentian (Canada), miêu tả nghiện tập gym là tình trạng sự đam mê trở thành ám ảnh. Các chuyên gia ước tính chỉ có khoảng 3% dân số xuất hiện các biểu hiện của nghiện tập thể dục, theo Reader’s Digest.
Hiện vẫn còn những tranh cãi về hiện tượng nghiện tập gym. Nghiện tập gym không được phân loại như là dạng rối loạn sức khỏe tâm thần.
Tuy nhiên, nó vẫn mang những đặc trưng của nghiện là tác động tiêu cực sức khỏe tâm thần, tình cảm và xã hội, giống như nghiện khác, theo Reader’s Digets.
Những người đam mê sẽ yêu thích tập gym. Họ bố trí việc tập luyện hài hòa với cuộc sống của họ.
Trong khi đó, những người ám ảnh lại bao trùm cuộc sống của họ bằng việc tập luyện và tình trạng này dẫn đến các tác động tiêu cực, giáo sư Oddson nói.
Một ví dụ điển hình là trường hợp của cô Kirstyn Brown ở Mỹ. Kirstyn bắt đầu yêu thích tập luyện sau khi tốt nghiệp trường báo chí. Cô nhận vị trí biên tập viên tại một tạp chí thể thao nổi tiếng.
Kể từ đó, cuộc sống của Kirstyn bị bao trùm toàn bộ trong việc tập luyện. Cô đến lớp yoga, đến phòng tập, bắt mình phải ăn uống theo chế độ tiêu chuẩn khắt khe…
Thời gian trôi qua, cơ thể cô Kirstyn ngày càng đẹp hơn. Cô có cơ bắp, có múi bụng. Từ đây, cô bắt đầu bị ám ảnh tập luyện. Tập mỗi ngày một lần không còn khiến Kirstyn cảm thấy hài lòng. Cô tăng lên tập 2 lần/ngày, sau đó là 3 lần/ngày.
Kirstyn dậy rất sớm, từ 4 giờ 30 sáng và bắt đầu tập luyện. Tập luyện quá mức ảnh hưởng đến nhiều thứ trong cuộc sống cô, theo Reader’s Digest.
Nghiện, ám ảnh tập gym hay bất kỳ trạng thái tập luyện quá mức này đều làm tổn hại nghiêm trọng đến sự cân bằng nội tiết trong cơ thể và xuất hiện các vấn đề liên quan đến tuyến thượng thận. Chúng thường gây tăng hoặc giảm huyết áp, thèm ăn ngọt hoặc mặn, giảm cân hoặc tăng cân, cơ thể thiếu năng lượng, tâm trạng lo lắng, các chuyên gia cho biết.
Theo các nhà khoa học, tình trạng nghiện tập gym sẽ xuất hiện 7 dấu hiệu sau:
Tập luyện càng ngày càng nhiều cả về thời gian và tần suất.
Cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và căng thẳng khi không được tập.
Tập luyện lâu hơn thời gian dự kiến ban đầu ở phần lớn các buổi tập.
Gặp khó khăn trong việc xác lập lại thời gian và cường độ tập luyện phù hợp.
Tập luyện bất chấp các chấn thương, tức dù đang bị đau ở xương, khớp, cơ hay những nơi khác trên cơ thể nhưng vẫn không bỏ tập.
Dành ngày càng nhiều thời gian trong ngày cho các hoạt động liên quan đến tập luyện.
Giảm các tương tác xã hội không liên quan đến tập luyện để dành thời gian hơn việc tập luyện.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.