Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể bị nhiễm sán dây

03/10/2019 09:34 GMT+7

Ăn thịt tái hoặc cá hồi sống có thể có nguy cơ bị nhiễm sán dây.

Sau đây là các dấu hiệu cho thấy ký sinh trùng này đã cư trú trong cơ thể, theo The Healthy.

1. Đau bụng

Đau nhói ở bụng và đau kéo dài trong thời gian dài có thể báo hiệu việc bị nhiễm ký sinh trùng. Có thể xét nghiệm máu hoặc phân để xác định.

2. Có trứng sán trong phân

Một trong những triệu chứng kỳ dị nhất khi bị nhiễm sán dây là có ấu trùng trong phân.
Tiến sĩ Niket Sonpal, từ Bệnh viện Nội khoa tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Brookdale ở Brooklyn (Mỹ), cho biết bệnh nhân có thể nhận thấy những đoạn hoặc toàn bộ con sán trong phân hoặc cảm nhận sự di chuyển của chúng qua hậu môn. Hầu hết bệnh nhân đều hoảng loạn khi nhìn thấy điều này. Nó đáng lo ngại nhưng giúp chẩn đoán dễ dàng hơn nhiều, theo The Healthy.

3. Mệt mỏi

Một số người bị nhiễm sán dây thường mệt mỏi bất thường, có thể là do mất chất dinh dưỡng và cuộc chiến của cơ thể chống lại ký sinh trùng.

4. Thiếu vitamin

Người bị nhiễm sán dây phải nuôi cả hai, sán dây sẽ hút một số chất dinh dưỡng của người bệnh. Vì vậy, nếu xét nghiệm cho thấy thiếu máu hoặc thiếu hụt B12, có thể đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy đã bị nhiễm sán dây, theo The Healthy.
Tiến sĩ Sonpal cho biết, trong trường hợp sán cá D. latum, nó có ái lực với vitamin B12 và do đó cạnh tranh với người nhiễm bệnh để hấp thụ. Vì vậy, những bệnh nhân này có thể thiếu B12 và thiếu máu.

5. Động kinh

Một số loài sán dây có thể di chuyển ra ngoài đường tiêu hóa và cuối cùng tàn phá các hệ thống cơ thể khác, bao gồm cả mắt và não. Một trong những triệu chứng đáng ngạc nhiên nhất là co giật nếu nó xâm lấn vào não, tiến sĩ Afonso Ribeiro, từ hệ thống y tế Memorial Healthcare System in Hollywood, Florida (Mỹ), cho biết.
Biến chứng này là bệnh do sán dây làm tổ và hình thành u nang trong não, gây đau đầu, động kinh. Đây là trường hợp nhiễm sán dây lợn, theo The Healthy.

6. Số lượng bạch cầu cao

Xét nghiệm máu có thể đưa ra một trong những manh mối rõ ràng nhất của nhiễm sán dây. Đó là bạch cầu ái toan trong máu tăng cao một cách bất thường. Đây là những tế bào bạch cầu tấn công ký sinh trùng, tiến sĩ Sonpal nói.

7. Thèm bụi bẩn hoặc muối

Nghe có vẻ lạ lùng nhưng thực sự là sán dây có thể gây thèm thứ gì đó không ăn được, như bụi bẩn. Thèm muối hay thèm ăn bẩn, còn được gọi là Hội chứng thèm ăn bậy Pica, có thể là một dấu hiệu của nhiễm sán dây, nhưng cũng có thể do những bệnh khác gây ra, tiến sĩ Ribeiro nói, theo The Healthy.

8. Giảm cân

Sán dây có thể dài tới hàng chục mét và có thể làm mất chất dinh dưỡng của cơ thể khi chúng lớn lên. Vì vậy, nếu bị sụt cân không có lý do, cần đi khám ngay. Việc giảm cân và thay đổi thói quen đại tiện có thể liên quan.

9. Buồn nôn và chán ăn

Không cảm thấy đói? Sán dây có thể khiến mệt mỏi và mất cảm giác ngon miệng, do kích thích trong ruột. Trong một số trường hợp, sán dây thậm chí có thể gây nôn hoặc tiêu chảy ở bệnh nhân.

10. Tổn thương gan

Ấu trùng sán dây có thể thoát vào gan và phát triển thành u nang, bác sĩ Sonpal nói. Nếu sán dây tiếp tục phát triển, có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho các bộ phận khỏe mạnh của gan và làm suy giảm chức năng gan, theo The Healthy.

11. Tắc nghẽn ruột

Tiến sĩ Sonpal cho biết khi một con sán lớn lên và xâm chiếm hệ tiêu hóa, nó có thể dẫn đến tắc nghẽn trong hệ tiêu hóa, như chặn ruột thừa hoặc chặn ống mật và ống tụy. Nếu các ống dẫn bị tắc nghẽn, có thể bị vàng da. Vàng da do sự tích tụ của bilirubin trong máu hoặc viêm tụy. Tắc nghẽn ruột cũng có thể gây táo bón và viêm tụy gây đau bụng dữ dội.

12. Không có triệu chứng

Một trong những điều đáng sợ nhất về nhiễm giun sán như sán dây là có thể không có triệu chứng nào cả. Đa số bệnh nhân không có triệu chứng, bác sĩ Sonpal nói. Nguyên nhân là do ký sinh trùng phát triển và tạo dựng mối quan hệ mạnh mẽ trên ruột một cách âm thầm, theo The Healthy.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.