Những dấu hiệu trẻ bị căng thẳng mà người lớn không biết

05/11/2019 11:27 GMT+7

Mỗi trẻ có nhu cầu khác nhau và cách khác nhau để truyền đạt nhu cầu đó. Có trẻ cho cha mẹ biết, nhưng trẻ hướng nội hơn hay giấu vấn đề riêng. Làm sao để phụ huynh nhận ra con đang căng thẳng, stress và cần mình?

Các triệu chứng thực thể có thể bao gồm:

1. Đau và khó chịu về thể chất
Đôi khi, những đứa trẻ khỏe mạnh sẽ biểu hiện các triệu chứng thể chất như một phản ứng đối với căng thẳng. Ví dụ, trẻ phàn nàn về đau dạ dày, đau đầu hoặc các loại đau đớn thể chất khác không rõ nguyên do ngay cả khi đi khám bác sĩ. Các triệu chứng có thể cụ thể ở trẻ này nhưng ở trẻ khác chỉ đơn giản thể hiện rằng em không khỏe, mệt mỏi, ngay cả khi chúng không thể giải thích những gì cảm thấy.
Mbg thông tin, trong một số trường hợp, những đứa trẻ cực kỳ hướng nội có thể nội tâm hóa những lo lắng và căng thẳng theo cách nó có thể tạo ra sự khó chịu về thể chất ở chúng.
2. Nghiến răng khi ngủ
Đây là một triệu chứng thể chất đáng chú ý của căng thẳng hoặc lo âu ở trẻ em. Nó thể cho thấy con đang phải đối mặt với một số loại khó chịu về cảm xúc hoặc tâm lý.
3. Khó ngủ
Trẻ căng thẳng cũng có thể khó ngủ, nhưng không giới hạn ở việc khó ngủ nhé. Nghĩa là các em có thể thức dậy giữa đêm thường xuyên hoặc gặp ác mộng dai dẳng, gây hại cho giấc ngủ và sự nghỉ ngơi.
4. Đái dầm
Việc đái dầm đột ngột hoặc lặp đi lặp lại có thể là dấu hiệu cực kỳ căng thẳng của trẻ, đặc biệt là khi trẻ đã đủ tuổi và biết thức dậy và đi vệ sinh đúng chỗ, theo Mbg.

Các triệu chứng hành vi có thể bao gồm:

1.Thay đổi hành vi đột ngột
Nếu trẻ đột nhiên sợ đi đến một số nơi hoặc tự dưng bám víu cha mẹ hoặc tỏ ra sợ hãi thì có thể em đang căng thẳng. Một ví dụ khác là nếu tương tác của con với những đứa trẻ hoặc người lớn bất ngờ khác đi. Ví dụ, nếu một đứa trẻ bình thường hòa đồng nhưng đột nhiên đối kháng hoặc sợ tiếp xúc xã hội, cho thấy dấu hiệu của stress.
2. Hành vi thoái lùi
Đây là thuật ngữ dùng khi một đứa trẻ bắt đầu thể hiện các mô hình hoặc hành vi đặc trưng của tuổi nhỏ hơn. Ví dụ, một đứa trẻ lớn hơn đột nhiên nổi cơn thịnh nộ, giận dỗi - vốn là biểu hiện phù hợp khi trẻ ở tuổi nhỏ hơn nhiều. Hay trẻ đột nhiên trở nên cực kỳ bám dính hoặc cần cha mẹ, mặc dù bình thường chúng rất độc lập. Hoặc đột ngột khóc, mè nheo như hồi bé, theo Mbg.
Cha mẹ cần làm gì?
Điều quan trọng là phải nhớ rằng chẳng có vấn đề gì nếu trẻ là người thiên về phổ tính cách hướng nội. Nói một cách đơn giản, các em có cách tương tác khác và đó không phải là rào cản để đạt thành công, phát triển và thăng hoa trong cuộc sống của các em. Tuy nhiên, tính cách này của con có thể khiến một số phụ huynh nản lòng khi cố gắng thiết lập giao tiếp tốt với con. Có điều lòng cha mẹ bao la như biển Thái Bình, cớ gì không làm được? Việc đọc hết bài viết này cho thấy bạn đang học cách hiểu trẻ hơn đó thôi, dù bất kể trẻ có đang gặp vấn đề hay không.
Mbg nhắn nhủ phụ huynh có con căng thẳng rằng bất cứ lúc nào bạn thấy những dấu hiệu tăng lên, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa, nhà trị liệu trẻ em. Trẻ thường nhanh nhạy trong môi trường trị liệu và có thể cần vài buổi để chúng học một số kỹ năng tích cực đối phó với stress cũng như để chuyên gia cung cấp cho bạn một số công cụ nhằm giúp củng cố kỹ năng cho con khi ở nhà.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.