Những điều thú vị về chiếc áo dài ngũ thân Nam Kỳ

16/12/2019 17:33 GMT+7

Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành các sắc dụ về ăn mặc nhằm thống nhất về trang phục ở xứ Đàng Trong. Những sắc lệnh này tiếp tục được các vua nhà Nguyễn như vua Gia Long, vua Minh Mạng tuân thủ, coi như một loại trang phục đặc trưng của người Việt. Áo dài coi như chính thức ra đời vào thời điểm đó.

Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt, được cách tân từ áo Ngũ thân. Và những định hình cơ bản về chiếc áo dài bắt đầu từ thời chúa Nguyễn ban hành các sắc lệnh nhằm thống nhất lại trang phục ở xứ đàng trong.

Áo dài truyền thống

Đào Hằng

Áo dài Việt Nam đặc trưng có năm thân và năm nút, cổ áo đứng. Áo được phân thành nhiều loại khác nhau nhưng cơ bản có hai loại là áo dài tay thụng và áo dài tay chẹt, miền Bắc gọi là áo dài tay chẽn. Với ý nghĩa năm thân của áo dài thì đây là số tượng trưng cho trời đất,  hoặc tứ thân phụ - mẫu và bản thân của mình. Năm nút áo tượng trưng cho ngũ thường của Nho giáo là nhân - lễ - nghĩa - trí - tín. 
Thông qua các chương trình, hoạt động tìm hiểu văn hóa, Đại Nam Hội Quán khuyến khích người tham gia mặc áo dài nhằm đưa áo dài đi vào đời sống thường ngày hơn chứ không chỉ xuất hiện trong các dịp lễ. 

Đại Nam Hội Quán mong muốn áo dài trở thành trang phục có thể mặc hàng ngày

Đào Hằng

Lương Hoài Trọng Tính - Hội trưởng Đại Nam Hội Quán - chia sẻ: 
"Chúng tôi muốn tạo cho mọi người sự yêu thích về áo dài và có thể nhìn áo dài một cách đẹp hơn, một cách truyền thống hơn để cho mọi người có thể càng yêu mến. Mọi người yêu mến thì có thể tiếp cận áo dài và có thể bận áo dài, bên cạnh đó càng yêu thêm áo dài".
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.