SPF và PA trong kem chống nắng là gì?
SPF (Sun Protection Factor) và PA (Protect Grade) là những chỉ số xác định khả năng ngăn chặn tia UV tác động lên da. Trong đó SPF là chỉ số giúp da chống lại tác hại của tia UVB và PA là chỉ số giúp da chống lại tác hại của tia UVA.
Chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống nắng càng tốt?
Về cơ bản, SPF càng cao thì tác dụng càng tốt và thời gian bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời lâu hơn. Tuy nhiên, mức chênh lệch không đáng kể. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ số SPF 30 sẽ ngăn chặn khoảng 97% UVB, chỉ số SPF 50 sẽ chặn khoảng 98% UVB.
Khác biệt lớn nhất ở chỉ số SPF chủ yếu liên quan đến thời gian bảo vệ da. SPF càng cao thì thời gian bảo vệ càng dài, chỉ số SPF thấp thì phải bôi kem lại thường xuyên hơn. Theo định mức quốc tế, 1 SPF sẽ có khả năng bảo vệ da và hạn chế tác động tia UV lên da trong khoảng 10 phút.
Ví dụ: SPF 30 thì có thể bảo vệ da trước ánh nắng trong vòng 300 phút, tương đương với 5 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, do việc tiết mồ hôi, gió, nước tác động nên sẽ phải bôi lại kem chống nắng sau mỗi 3 - 4 tiếng để đảm bảo hiệu quả.
Chỉ lựa chọn kem chống nắng chỉ số SPF cao để bôi?
SPF cao thì khả năng chống nắng tốt và thời gian chống nắng lâu hơn. Vậy có phải cứ nên lựa chọn những sản phẩm có SPF cao để sử dụng? Câu trả lời là không nên. Bạn cần phải lựa chọn loại kem phù hợp. Nếu chọn sai không những không đạt hiệu quả chống nắng mà còn khiến da bị dị ứng và tổn thương.
Theo đó, độ SPF càng cao thì lượng kem lưu lại trên da càng lâu, khiến da dễ bị bít tắc lỗ chân lông, nhanh bị lão hóa, hoặc có thể khiến da bị khô, kích ứng. Đối với những làn da nhạy cảm, da bị mụn, sưng viêm chỉ nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15 - 30.
Chỉ thoa kem chống nắng vào những ngày trời nắng?
Ngay cả khi bầu trời sẫm tối, nhiều mây hoặc mưa thì tia UV vẫn hoạt động. Vì vậy việc chống nắng là điều cần thiết bất kể thời tiết.
Chỉ cần mang váy chống nắng, áo khoác, khẩu trang là đủ để chống nắng?
Đây là một hiểu lầm tai hại trong việc chống nắng. Cách che chắn này chỉ bảo vệ làn da một phần khỏi tác động của tia UVB (nóng rát, cháy nắng) nhưng hoàn toàn vô dụng trước tác hại của tia UVA.
Điều này liên quan đến đặc thù của tia UVA đó là có thể xuyên qua váy chống nắng, cửa kiếng, khẩu trang, áo khoác… Chúng ta không cảm nhận được sức nóng của tia này tuy nhiên nó mang lại tác hại rất khôn lường như gây nám, tàn nhang, phá vỡ liên kết collagen gây lão hóa da.
Sự khác biệt của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
Có 2 loại kem chống nắng là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Mỗi loại có cơ chế và ưu nhược điểm khác nhau. Tính chất của mỗi loại kem cũng ảnh hưởng đến việc bạn nên sử dụng loại kem chống nắng nào để phù hợp cho làn da của mình.
Kem chống nắng vật lý sẽ nằm trên da như một lớp màn chắn bảo vệ da khỏi tia UV, giúp ngăn chặn, khuếch tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không để đi xuyên qua da.
Ưu điểm:
- Tác dụng chống nắng tức thì ngay sau khi thoa lên da
- Bảo vệ làn da khỏi tia UVA và tia UVB
- Thường không gây kích ứng cho da, rất phù hợp với những bạn có làn da nhạy cảm, da dễ bị kích ứng
Nhược điểm:
- Kem chống nắng vật lý thường có chất kem dày, đặc nên khó tán hơn, cần phải được làm sạch cuối ngày để không gây bít tắc lỗ chân lông
- Kem dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước. Khi hoạt động ngoài trời nhiều cần phải thoa lại
Về kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học có cơ chế hoạt động như một màng lọc hóa học. Kem bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ, xử lý và phân hủy các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da.
Ưu điểm:
- Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, nhẹ, dễ tán và thoa đều trên da, ít gây bít tắc lỗ chân lông
- Không để lại vệt trắng trên da
- Lượng kem sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý
Nhược điểm:
- Các thành phần hóa học trong kem chống nắng hóa học có thể gây kích ứng da, đặc biệt với những bạn có làn da nhạy cảm, SPF càng cao càng dễ gây kích ứng.
- Một số thành phần trong kem có thể gây khó chịu cho mắt, gây chảy nước mắt
- Làn da dầu sử dụng kem chống nắng dễ bị nổi mụn
- Kem chống nắng hóa học sau khi thoa cần phải chờ 15 - 20 phút để kem ngấm vào da và có tác dụng trước khi ra nắng.
Kem chống nắng vật lý Mineral Facial dưỡng ẩm, phục hồi da SPF 32
Kem chống nắng Mineral Facial, một sản phẩm đến từ thương hiệu Rejuvaskin (Mỹ) sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn với ưu điểm chống nắng hiệu quả mà vẫn an toàn, lành tính cho da.
Mineral Facial là kem chống nắng thuần vật lý 100% với chỉ số SPF 32, với các thành phần hoạt chất và công dụng nổi bật:
- 20% Zinc Oxide: Mang đến khả năng chống nắng phổ rộng, giúp bảo vệ da toàn diện khỏi các tổn thương từ tia UV như cháy nắng, bỏng rát, thâm sạm…
- 4% Niacinamide: Dưỡng ẩm, làm dịu và phục hồi da hiệu quả, giúp ngăn ngừa tổn thương do tiếp xúc với tia cực tím.
- Kem giúp nâng tone nhẹ, có thể sử dụng như một lớp lót trang điểm
- Mineral Facial còn giúp bảo vệ da trước ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử
Kem chống nắng Mineral Facial nên được sử dụng hàng ngày vào mỗi buổi sáng trước khi ra khỏi nhà để bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Kem đặc biệt phù hợp với những người làm việc trong văn phòng, những người không phải hoạt động ngoài trời quá nhiều.
Mineral Facial là kem chống nắng thuần vật lý nên có thể có các tình trạng mang tính đặc trưng của loại kem này như chất kem dày, hơi khó tán, có thể để lại vết trắng hoặc vón cục nếu không biết cách thoa. Để khắc phục tình trạng trên hãy thực hiện theo các lưu ý sau:
- Trước khi thoa kem chống nắng hãy làm sạch và cấp ẩm cho da
- Chỉ lấy một lượng kem vừa đủ, chấm và thoa đều theo một chiều trên từng vùng da, hạn chế miết kem chống nắng trên da, thay vào đó hãy tán nhẹ và chờ kem thẩm thấu
- Nên thoa lại một lớp kem mới sau mỗi 3 giờ.
Bình luận (0)