Những hướng đi sai lầm của các hãng xe trong năm 2020

28/12/2020 10:50 GMT+7

Ngoài việc chịu ảnh hưởng chung từ sự bùng phát từ đại dịch Covid-19, nhiều hãng ô tô trên thế giới còn chịu thiệt hại về tài chính , hình ảnh thương hiệu... do những bước đi sai lầm trong năm 2020.

Bên cạnh những nổ lực để vượt khó trong năm 2020 đầy thử thách, không ít nhà sản xuất, kinh doanh ô tô rơi vào cảnh “khó càng thêm khó” do những bước đi sai lầm làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính, hình ảnh thương hiệu... Trải qua một năm 2020 đầy biến động, trang Motor1 vừa thống kê lại những quyết định sai lầm nhất của các hãng ô tô trong năm 2020:

General Motors (GM) và mối “lương duyên” ngắn ngủi với Nikola Moto

Trong bối cảnh thị trường ngày cành cạnh tranh, công nghệ thay đổi nhanh như vũ bảo… việc các hãng ô tô truyền thống bắt tay cùng các công ty xe điện khởi nghiệp - start-up xe điện được xem là xu hướng mới để phát triển. Có thể kể đến sự hợp tác giữa các bộ đôi như Ford và Rivian, Hyundai và Rimac, hay mới đây đã xuất hiện thông tin về việc Nissan đang xúc tiến hợp tác với Hercules.

GM bắt tay cùng Nikola xúc tiến dự án sản xuất xe điện đầu tiên với mẫu bán tải Badger

Năm 2020, General Motors (GM) – “ông lớn” của ngành ô tô Mỹ cũng tìm kiếm sự hợp tác với một start-up xe điện nhằm phát triển dòng xe bán tải chạy điện và hydro cùng một chiếc xe đầu kéo. Không hiểu vì một lý do nào đó, GM đã nhanh chóng chọn Nikola Moto. Ngay sau đó, một thỏa thuận hợp tác với khoản đầu tư 2 tỉ USD được công bố, GM bắt tay cùng Nikola xúc tiến dự án đầu tiên với mẫu bán tải Badger.
Tuy nhiên, bước đi vội vả này đã không được “xuôi chèo, mát mái”. GM bị bắt quả tang không thẩm định cẩn trọng về dự án sau khi một báo cáo từ Hindenburg Research cung cấp cho thấy Nikola và Giám đốc điều hành Trevor Milton đã gian lận. GM đã cố gắng đứng về phía đối tác mới của mình, nhưng “tuần trăng mật” của cả hai chỉ có thể kéo dài chưa đầy hai tháng. Ngay sau đó, toàn bộ quan hệ đối tác giữa hai bên bị hủy bỏ và dự án phát triển mẫu bán tải Badger theo đó cũng đi vào ngỏ cụt.

Với mối lương duyên ngắn ngủi cùng Nikola Moto, danh tiếng của GM ít nhiều đã bị ảnh hưởng

Để giữ thể diện, cả hai bên đã ký một thỏa thuận mới để GM cung cấp cho Nikola hệ thống truyền động trong tương lai. Câu hỏi đặt ra trong thương vụ này là tại sao GM với nhiều kinh nghiệm chinh chiến trên thị trường ô tô lại chọn Nikola, trong khi vẫn còn hàng loạt start-up xe điện có tiềm lực, tên tuổi như Fisker, Lucid, Faraday Future… Với mối lương duyên ngắn ngủi cùng Nikola Moto, danh tiếng của GM ít nhiều đã bị ảnh hưởng.

KIA thay đổi tên gọi nhận diện sản phẩm

Đầu năm 2020 đã xuất hiện thông tin cho rằng KIA sẽ thay đổi tên gọi mẫu sedan – Optima tại thị trường Mỹ. Theo đó, thay vì tiếp tục giữ lại tên gọi cũ, mẫu xe này sẽ được KIA thay bằng cái tên K5. Việc này thực tế đã diễn ra là lập tức bị giới chuyên môn đánh giá là bước đi sai làm, gián tiếp hủy hoại cách nhận diện thương hiệu, tên gọi mà KIA đã dày công gầy dựng suốt hơn hai thập kỷ đã qua tại thị trường Mỹ.

Thay vì tiếp tục giữ lại tên gọi cũ, mẫu sedan Optima được KIA thay bằng cái tên K5

Ngoài Optima, không rõ KIA có tiếp tục đổi tên toàn bộ dòng sản phẩm ở Mỹ hay không. Tuy nhiên, nếu động thái này tiếp tục lặp lại sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhận diện tên gọi sản phẩm của KIA tại Mỹ. Hiện tại, ở Hàn Quốc một số mẫu xe như Forte, Cadenza và K900 có tên gọi tương ứng là K3, K7 và K9.

Nỗ lực cạnh tranh, Jeep cố “nhét” động cơ V8 vào Wrangler

Thay đổi, cải tiến để cạnh tranh là một hành động tất yếu. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc phản đòn nhưng không tính toán kỹ lưỡng. Jeep là một trong những trường hợp như vậy. Năm 2020, Ford tung ra thị trường mẫu xe Bronco thế hệ mới. Quá nóng vội trước sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh, Jeep nhanh chóng có lời đáp trả bằng việc “cố nhét” động cơ V8 lên chiếc Wrangler thay vì máy V6 như trước đây.

Nóng vội trước sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh, Jeep nhanh chóng có lời đáp trả bằng việc “cố nhét” động cơ V8 lên chiếc Wrangler

Tuy nhiên, chính điều này lại đưa Jeep vào thế khó bởi Wrangler là một dòng xe chuyên trị địa hình nhưng lại được kết hợp với động cơ V8 sức mạnh vượt trội, vốn dành cho những màn thể hiện sự tăng tốc trên đường phẳng. Bên cạnh đó, động thái này cũng góp phần khiến giá bán Wrangler gia tăng, đối tượng khách hàng theo đó ngày càng thu hẹp.
Động thái của Jeep trong việc phát triển Wrangler để cạnh tranh với Bronco thế hệ mới nhanh chóng phá sản. Bởi, sự thay đổi này càng khiến Jeep Wrangler ngày càng khó tiếp cận khách hàng trong khi doanh số bán Bronco thế hệ mới liên tục gia tăng với khoảng 190.000 đơn đặt hàng.

Cadillac buộc đại lý phải nâng cấp hoặc bị thâu tóm

Trước khi năm 2020 khép lại, Cadillac đã thu hút sự chú ý khi gây khó cho hệ thống đại lý phân phối. Theo đó thương hiệu này buộc các đại lý phải lựa chọn giữa việc cải tiến nâng cấp hạ tầng được ho khá tốn kém để phục vụ việc phân phối ô tô điện mới, hoặc phải bán lại cơ sở kinh doanh.

Phục vụ việc bán ô tô điện, Cadillac đã gây khó cho hệ thống đại lý phân phối

Bị đưa vào thế khó, 150 đại lý Cadillac đã chọn cách buông bỏ, bán lại hạ tầng cho thương hiệu Mỹ, vì không muốn phải chi ra gần 200.000 USD để nâng cấp cơ sở kinh doanh. Điều này khiến hệ thống bán hàng của Cadillac bị gián đoạn, giảm phạm vi “phủ sóng” qua đó đánh mất lợi thế cạnh tranh. Bởi, hớn một nửa số đại lý rút lui đều sở hữu một hoặc nhiều hơn thế các thương hiệu thuộc GM, như Chevrolet, Buick và GMC.
Cadillac Lyriq sẽ là chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên của thương hiệu này dự kiến ra mắt vào năm 2023 và hướng đến việc toàn bộ sản phẩm bán ra đều là xe điện vào năm 2030.

Tesla vẫn mở cửa nhà máy bất chấp lệnh phong tỏa để phòng dịch Covid-19

Trong bối cảnh người Mỹ gồng mình chống dịch Covid-19, hãng ô tô điện Tesla lại mang đến sự thất vọng khi có động thái “bất hợp tác”. Cụ thể, khi làn sóng dịch Covid-19 đầu tiên bùng phát tại Mỹ, Giám đốc điều hành Tesla - Elon Musk đã thông báo vẫn mở cửa hoạt động nhà máy Fremont ở California dù chưa hết thời gian áp dụng lệnh phong tỏa.

Tesla vẫn mở cửa hoạt động nhà máy Fremont ở California dù chưa hết thời gian áp dụng lệnh phong tỏa phòng dịch Covid-19

Tesla cũng đưa ra thông báo khiến không ít nhân viên của hãng phật lòng, khi cho phép họ có thể nghỉ ở nhà không lương nếu không muốn đi làm lại rồi sau đó… thẳng tay sa thải những người không đến do lo ngại dịch.

BMW áp dụng hình thức tính phí thuê bao phần mềm trực tuyến

Hồi đầu năm 2020, BMW đã công bố kế hoạch đầy tham vọng về việc cập nhập các phần mềm trên xequa mạng. Nhà sản xuất ô tô Đức ám chỉ rằng họ có thể cài đặt một số tính năng nhất định trên xe sau đó cho phép khách hàng truy cập chúng thông việc đăng ký phần mềm có thu phí. Các tính năng có thể cập nhật thông qua phần mềm bao gồm khởi động từ xa, ghế sưởi, bộ nhớ ghế chỉnh điện…

BMW bắt khách hàng phải trả phí nếu muốn cập nhật phần mềm và lập tức bị phản đối

Trước đó, BMW từng bắt khách hàng mua xe BMW phải trả phí khoảng 100 USD mỗi năm để sử dụng hệ thống kết nối Apple CarPlay trên ô tô. Tất nhiên khách hàng của thương hiệu Đức không chịu ngồi yên và làn sóng phản đối dữ dội tới mức BMW phải thừa nhận sai lầm và tạm thời ngưng chưa áp dụng hình thức mới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.