Những người mẹ 50 - 70 tuổi vác hàng chục kí hàng trên vai

09/03/2016 14:40 GMT+7

Tại khu chợ này người ta thấy một hình ảnh quen thuộc: lực lượng nữ bốc xếp lên đến vài chục người, trong số đó phần lớn là tuổi trên dưới 50, nhiều người đã đến tuổi 70.

Tại khu chợ này người ta thấy một hình ảnh quen thuộc: lực lượng nữ bốc xếp lên đến vài chục người, trong số đó phần lớn là tuổi trên dưới 50, nhiều người đã đến tuổi 70. 

Cảnh thường thấy với chị em phụ nữ bốc xếp ở Đông Ba. Nhiều phụ nữ ở đây nói rằng họ có thể vác đến 100kg, còn “năm bảy chục cân là chuyện thường”Cảnh thường thấy với chị em phụ nữ bốc xếp ở Đông Ba. Nhiều phụ nữ ở đây nói rằng họ có thể vác đến 100kg, còn “năm bảy chục cân là chuyện thường”
Chợ Đông Ba là địa chỉ khá quen thuộc của du khách thập phương mỗi lần đến Huế. Tại đó, đội nữ cửu vạn là một phần không thể thiếu để làm nên “bức tranh” muôn màu trên vùng đất cố đô.
Là phụ nữ, nhưng họ phải quần quật suốt ngày với nhiều tấn hàng hóa trĩu nặng trên đôi vai gầy yếu từ khắp nơi đổ về hai chợ đầu mối lớn ở TP.Huế.
Không biết tự bao giờ mà đội ngũ nữ làm nghề bốc xếp, vận chuyển hàng hóa thuê ở khu vực chợ Đông Ba hình thành và có “thương hiệu” như ngày nay: Giá rẻ, nhiệt tình và chu đáo. Đó là những gì mà những o, những mệ, những chị trong chợ Đông Ba lẫn khách qua đường nói về họ.
Nhọc nhằn cửu vạn Đông Ba 6
Bà Nguyễn Thị Quýt, 55 tuổi, ở chung cư Hương Sơ, một trong nhiều nữ cửu vạn tự do ở Đông Ba cẩn thận ghi lại số lượng hàng hóa phải giao cho khách, nhưng loại hàng gì, về đâu, số lượng bao nhiêu… 
 Nhọc nhằn cửu vạn Đông Ba 4
Chuyển hàng lên đò về các vùng quê hạ nguồn sông Hương
Cùng với cánh đàn ông vốn có số lượng áp đảo, những nữ cửu vạn cũng thường xuyên có mặt 24/24 ở chợ Đông Ba và chợ đầu mối Phú Hậu (Bãi Dâu).
“Tính sơ sơ cả trong nghiệp đoàn lẫn ngoài nghiệp đoàn cũng phải chừng 30 người. Lớn nhất cũng trên 60 tuổi, nhỏ nhất cũng trên dưới 30 tuổi nhưng đã có hai ba mặt con rồi”, bà Nguyễn Thị Quýt, 55 tuổi, một trong những nữ cửu vạn đã gắn bó với chợ Đông Ba, nhẩm tính.
Đội ngũ bốc xếp, vận chuyển hàng hóa ở khu vực chợ Đông Ba được chia thành hai nhóm chính, một là những người làm nghề bốc xếp tự do với chủ yếu là nữ và những người thuộc Nghiệp đoàn bốc xếp Đông Ba (thuộc Liên đoàn Lao động TP.Huế).
Bà Quýt ra mưu sinh bằng nghề bốc xếp ở chợ Đông Ba từ khi còn là thiếu nữ. Hằng ngày ai gọi khuân thuê, vác mướn gì bà cũng cáng đáng. Lâu dần thành quen. Bà được những chủ buôn trong chợ Đông Ba quý mến giao cho nhận hàng từ xe mang vào chợ, hoặc từ chợ mang ra xếp lên các xe tải để đưa hàng về chợ nông thôn.
Nhọc nhằn cửu vạn Đông Ba 9
Với chị em thuộc Nghiệp đoàn Bốc xếp Đông Ba thì không phân biệt nhiều - ít, nặng – nhẹ, nam – nữ mà tính theo ca làm và được chia tiền đều cho nhau vào cuối ngày 
Ai cũng hỏi công việc cực nhọc răng không bỏ mà cứ theo mãi, hỏi bỏ thì lấy chi mà sống? Chừ thì mong chậm đổ bệnh để tiếp tục mưu sinh thôi”, bà Quýt tâm tình. Khác với nhóm bà Quýt, nhóm bà Nguyễn Thị Bạn (57 tuổi, ở khu tái định cư Phú Hiệp) hoạt động có nền nếp, chuyên nghiệp hơn do là đoàn viên công đoàn và được điều hành bởi Nghiệp đoàn bốc xếp Đông Ba. Dáng người gày nhom nhưng bà Bạn khuân hai bao gạo chừng 60-70 kg đi vào chợ một cách “ngon lành”.
“Chừng ni ăn thua chi con, cả tạ dì vác cũng được. Trời thương nên thấy người ri mà khỏe lắm. Có rứa mới nuôi con cái ăn học, lớn khôn đó”, bà Bạn cười tươi. Trời Huế những ngày trước và sau tết rét như cắt da, nhưng đội bốc xếp Đông Ba gần như không ngơi nghỉ. Buổi trưa những người như bà Bạn đều ăn vội đĩa cơm trộn rau, rồi tiếp tục công việc. Bà Hà Thị Lệ, một nữ cửu vạn ngoài 50 tuổi với gần 30 năm làm nghề bốc xếp ở Đông Ba kể những ngày tết vừa rồi nhiều người quá mệt mà vác bao hàng “đi trong lơ mơ ngủ”.
Bà Lệ có 5 người con, người chồng mới qua đời vì bệnh nặng khiến người mẹ này càng vất vả hơn. “Trời cho còn sức khỏe ngày nào thì mình gắn với nghề bốc xếp ni ngày đó. Cực nhọc nhưng có đồng vô đồng ra chứ nghỉ thì biết lấy chi mà đắp đổi qua ngày?”, bà Lệ chia sẻ.
Hàng hóa từ miền Bắc vào, miền Nam ra, rồi Tây nguyên xuống chợ Đông Ba chất chồng trĩu nặng trên đôi vai lực lưỡng của cánh đàn ông và cả những phụ nữ gầy gò như bà Bạn. Mọi người làm việc vui vẻ, chan hòa và rất trật tự theo sự sắp xếp điều hành của một người đàn ông trông dáng vẻ khá khắc khổ, đó là Chủ tịch Nghiệp đoàn bốc xếp Đông Ba Hà Văn Mãi. Ông Mãi năm nay tuổi ngoài 60 nhưng có gần 40 năm gắn bó với nghề bốc xếp ở Đông Ba.
Ông Mãi nói: Không kể chị em làm ngoài không thuộc nghiệp đoàn, nghiệp đoàn ông có 60 người, trong đó có 12 người là phụ nữ. “Dịp tết vừa rồi mỗi đêm khoảng 10 tấn hàng. Mỗi tấn hàng được chừng 40 ngàn đồng, tức 1 tạ chỉ 4 ngàn đồng. Anh chị em mọi người đều làm việc như nhau, không phân biệt nam nữ và chia tiền như nhau, tất cả đều chan hòa và bình đẳng”, ông Mãi cười khi nói về sự nhọc nhằn của công việc cũng như thu nhập của chị em so với cánh mày râu...
Xin giới thiệu chùm ảnh về đời sống và công việc khá đặc biệt này của các o các mệ ở xứ Huế.
Nhọc nhằn cửu vạn Đông Ba 2Họ thường có mặt 24/24 ở khu vực chợ Đông Ba và lân cận, “bao tiêu” các mặt hàng từ gạo, mè, đỗ (đậu), đến rau củ quả, la ghim… từ mọi miền tổ quốc đưa về Huế
Nhọc nhằn cửu vạn Đông Ba 3Bà Nguyễn Thị Bạn (57 tuổi, ở khu tái định cư Phú Hiệp, Huế) với hơn 30 năm làm nghề bốc xếp ở chợ Đông Ba. Những người như bà Bạn đều dùng đĩa cơm rau cho qua bữa và tiếp tục công việc bốc xếp hàng
Nhọc nhằn cửu vạn Đông Ba 5Lực lượng bốc xếp ở khu vực Đông Ba được chia làm hai, một là thuộc Nghiệp đoàn Bốc xếp Đông Ba làm ăn nền nếp quy củ, có tổ chức, bao tiêu phần lớn việc bố xếp hàng hóa, phần còn lại là những phụ nữ bốc xếp, mang vác thuê mặt hàng gia vị, chăn chiếu mùng mền… tự do. Họ thường có mặt ở bến xe Đông Ba và làm việc chung quanh chợ Đông Ba từ 7 giờ đến 20 giờ hằng ngày
Nhọc nhằn cửu vạn Đông Ba 7Với hơn 30 năm làm nghề bốc xếp tự do ở Đông Ba, đôi vai bà Quýt đã chai sạm, nổi thành gờ
Nhọc nhằn cửu vạn Đông Ba 8Đơn vị để tính tiền công khuân vác thường là “cục”. Không kể to hay nhỏ, mỗi “cục” giá 3000 đồng.
Nhọc nhằn cửu vạn Đông Ba 10 Bà Hà Thị Lệ, một nữ cửu vạn năm nay ngoài 50 tuổi thuộc Nghiệp đoàn Bốc xếp Đông Ba sau khi nhận được mấy chục ngàn đồng tiền công. Bà Lệ có 5 người con, người chồng mới qua đời vì bệnh nặng càng khiến người mẹ này vất vả hơn
Nhọc nhằn cửu vạn Đông Ba 11 Trong khi thành phố chìm trong giấc ngủ ngon thì một cuộc sống hết sức nhộn nhịp ở bến xe Đông Ba (cạnh chợ Đông Ba) khi xe tải chở hàng từ các nơi về và đội ngũ bốc xếp tiếp tục làm việc
Nhọc nhằn cửu vạn Đông Ba 122 giờ sáng ở Bến xe Đông Ba…
Nhọc nhằn cửu vạn Đông Ba 13 Với công nhân thuộc Nghiệp đoàn Bốc xếp Đông Ba mỗi ca làm việc là 24 giờ. Không phân biệt nam – nữ, ai cũng phải làm việc từ 7 giờ sáng hôm nay đến 7 giờ ngày hôm sau. Sau một ngày lao động, họ thường ngủ lúc 21 giờ và thức dậy làm việc lúc 2 giờ
Nhọc nhằn cửu vạn Đông Ba 14Bà Nguyễn Thị Bạn làm việc lúc 2 giờ sáng dưới cái rét khoảng 15 độ
Nhọc nhằn cửu vạn Đông Ba 15Cực nhọc là thế nhưng tiền công chỉ 4000 đồng/100kg. “Trời còn cho sức khỏe thì còn làm” – nữ cửu vạn Hà Thị Lệ (trong ảnh) thổ lộ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.