Đối với bộ tộc này, trên mặt càng có nhiều hình xăm thì càng đồng nghĩa đó là người con gái đẹp và dũng cảm.
Đây là một truyền thống của tộc người Chin bắt nguồn từ thế kỷ 11 và đã bị xóa bỏ từ năm 1960. Từ đây truyền thống xăm mặt sẽ sớm biến mất cùng thế hệ cuối cùng của người Chin.
"Mực" xăm được làm hoàn toàn từ chất liệu thiên nhiên như: lá cây, chồi cây và bồ hóng. Lá cây tạo nên màu sắc, bồ hóng đóng vai trò sát trùng, còn chồi cây được sử dụng ở công đoạn cuối cùng với vai trò băng bó và làm lành vết xăm. Người Chin dùng gai nhọn có trên một số loài cây, châm vào da để tạo nên hình xăm. Tuy nhiên, “vẫn có một số người đã chết vì bị nhiễm trùng” - bà Daw Ma Seim (62 tuổi, người Uppriu) cho biết.
|
Trong số những người phụ nữ “mặt hổ” cuối cùng còn sót lại có bà Daw Yaw Shen Ying (90 tuổi, người M'kaan) là người phụ nữ cuối cùng biết thổi sáo bằng mũi. Nhờ điều này bà đã trở thành biểu tượng cho cộng đồng những người phụ nữ xăm mặt ở tỉnh Chin và được mệnh danh là “di sản” của thế giới.
Bà Yaw Shen nhớ lại: “Tôi bắt đầu xăm mặt năm 15 tuổi. Để thực hiện điều này, chúng tôi cần đến 3 người giữ và 1 người xăm. Mặt tôi đã sưng phồng suốt một tuần, tôi cũng không thể ăn uống và rửa mặt trong suốt một tuần đó. Nhưng mẹ tôi đã nói rằng làm như vậy tôi sẽ lấy được một người chồng tốt. Tôi vẫn luôn tự hào về hình gương mặt xăm đen của mình”.
|
|
|
|
|
Bình luận (0)