Những tác hại của việc nhịn đi tiêu

14/10/2020 00:14 GMT+7

Thỉnh thoảng bạn phải nhịn đi tiêu thì không có hại. Đó là lúc không ở gần nhà vệ sinh hoặc ở trong tình huống cảm thấy xấu hổ. Có những người khác cảm thấy quá mất vệ sinh khi đi vệ sinh ở nơi công cộng và thích đợi cho đến khi họ trở về nhà.

Các nghiên cứu cho thấy trẻ em bị táo bón có thể hình thành thói quen nhịn đi tiêu để tránh những cử động đau đớn. Một số trẻ có thể nhịn đi vệ sinh nếu chúng thấy việc tập đi vệ sinh quá khó khăn.
Nhưng các hành vi “giữ lại phân” có thể khiến sức khỏe của một người gặp nguy hiểm. Các chuyên gia khuyên bạn nên đi tiêu càng sớm càng tốt khi bạn cảm thấy muốn đi, theo Times of India.

Vì sao phải nhịn đi tiêu?

Việc nhịn đi tiêu có thể dẫn đến táo bón. Khi điều này xảy ra, ruột dưới sẽ hấp thu nước từ phân tích tụ trong trực tràng. Phân có ít nước sẽ trở nên cứng và dễ gây táo bón.
Tuy nhiên, việc đại tiện quá thường xuyên có thể dẫn đến đi tiêu không tự chủ, phân bị kẹt (khối phân khô, cứng mắc kẹt trong đại tràng hoặc trực tràng) hoặc thủng đường tiêu hóa (một lỗ trên thành ống tiêu hóa).
Khi một người mất cảm giác bên trong trực tràng, được gọi là chứng giảm nhạy cảm trực tràng, họ có thể trải qua các đợt đại tiện không tự chủ.
Lượng phân tăng lên trong ruột kết có thể làm tăng số lượng vi khuẩn và gây viêm ruột kết lâu dài. Nghiên cứu cho biết tình trạng viêm trong ruột kết làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột kết.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc cầm phân với bệnh viêm ruột thừa và bệnh trĩ.

Có thể nhịn đi tiêu được bao lâu?

Mỗi người có giờ giấc đi tiêu khác nhau. Một số người đi tiêu một lần mỗi ngày, trong khi những người khác cần đi tiêu nhiều lần để làm sạch ruột. Tần suất đi tiêu của một người phụ thuộc vào độ tuổi và chế độ ăn uống của họ. Hầu hết mọi người đi tiêu từ hai đến ba lần một ngày, theo Times of India.
Sự thay đổi trong giờ giấc đi tiêu có thể cho thấy bạn bị táo bón.
Đã có nhiều báo cáo cho thấy việc giữ lại phân do táo bón hoặc gắng sức có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Trong một bản tin, một phụ nữ ở Anh đã đi ngoài ra phân sau 8 tuần. Phân tích tụ khiến ruột cô phình to, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến nhồi máu cơ tim, theo Times of India.
Theo một báo cáo khác, một người đàn ông bị liệt một chân và bị hội chứng khoang bụng do táo bón nghiêm trọng.

Làm gì khi bạn buộc phải nhịn đi tiêu?

Điều đầu tiên và quan trọng là không nên nhịn đi tiêu. Tuy nhiên, nếu ở trong tình huống buộc phải nhịn đi tiêu, bạn có thể kiểm soát các cơ liên quan cho đến khi bạn tống hết phân ra ngoài, theo Times of India.
Thư giãn thành trực tràng: Thư giãn các cơ trực tràng có thể tạm thời làm giảm tình trạng đi tiêu.
Tránh căng tức vùng bụng: Rặn là cơ chế giúp đẩy phân ra khỏi trực tràng và hậu môn.
Siết cơ mông: Điều này có thể giúp giữ căng cơ trực tràng.
Không ngồi xổm: Thay vào đó hãy nằm xuống hoặc đứng. Đây không phải là những vị trí tự nhiên cho sự chuyển động của ruột, vì vậy chúng có thể đánh lừa cơ thể không cần đi tiêu.

Khi nào thì nên đi gặp bác sĩ?

Có thể khó theo dõi các kiểu đi tiêu đều đặn ở trẻ mới biết đi. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu thấy trẻ bị táo bón.
Những người đau đớn khi đi tiêu vì bị táo bón thì nên hỏi ý kiến bác sĩ và được điều trị, theo Times of India.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.