Những tình huống nên điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

12/02/2023 09:11 GMT+7

Theo Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) là phương pháp dự phòng rất hiệu quả giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV lên đến 90% nếu được sử dụng đúng theo tư vấn của cơ quan y tế.

Tại VN, dịch vụ PrEP bắt đầu được triển khai tại TP.HCM từ tháng 3.2017. Đến cuối năm 2022, đã có 210 cơ sở triển khai cung cấp dịch vụ PrEP (nhà nước và tư nhân) tại 29 tỉnh, thành phố. Riêng trong 3 năm 2020 - 2022, các cơ sở này đã cung cấp dịch vụ PrEP cho trên 60.000 người; 69,6% số khách hàng duy trì điều trị PrEP trên 3 tháng liên tiếp; 80,4% số khách hàng PrEP là nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). 

Tại VN trong bối cảnh phát hiện người nhiễm HIV mới đang gia tăng ở nhóm MSM, việc mở rộng triển khai PrEP tác động hiệu quả đến việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV ở nhóm này.

Những tình huống nên điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV - Ảnh 1.

Nhiều tỉnh, thành đã triển khai cung cấp thuốc và các phương tiện ngừa lây nhiễm HIV cho người có nguy cơ

Liên Châu

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, trường hợp có thể sử dụng PrEP: người có bạn tình là người mang HIV (đặc biệt là người chưa đạt ức chế vi rút, chỉ số này vẫn trên 200 bản sao/ml); người có quan hệ tình dục qua đường âm đạo/hậu môn không dùng bao cao su với nhiều bạn tình; người mắc các nhiễm trùng lây qua đường tình dục (tự báo cáo, từng điều trị triệu chứng, hoặc xét nghiệm); người yêu cầu được sử dụng PrEP; người dùng chung dụng cụ tiêm chích hoặc có bạn chích nhiễm HIV…

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.