Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Luân - Trưởng Đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời:
Những trẻ thuộc nhóm trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 gồm:
Trẻ có bệnh cấp tính tiến triển như đang có sốt, đang có tình trạng nhiễm trùng; trong đợt điều trị của bệnh mạn tính như đang hóa trị ung thư… cần trì hoãn cho đến khi kết thúc tình trạng bệnh cấp tính, hoặc kết thúc đợt điều trị cấp tính của bệnh mạn tính.
Trẻ nghi dị ứng với một trong các thành phần trong vắc xin (ví dụ: polyethylene glycol hoặc PEG), trẻ cần khám bác sĩ chuyên khoa dị ứng trước khi có quyết định tiêm chủng.
Công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi dự kiến triển khai trong tháng 4.2022 |
duy tính |
Covid-19 sáng 8.4: Cả nước 10.070.692 ca nhiễm | Vì sao SARS-CoV-2 dễ gây bão cytokine? |
Đối với trẻ em có tiền sử bệnh Hemophilia (hoặc rối loạn chảy máu nghiêm trọng khác) cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn trước khi tiêm chủng. Nếu bác sĩ đồng ý rằng lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn những rủi ro có thể xảy ra, thì nên thực hiện các bước sau tại thời điểm tiêm chủng:
• Nếu trẻ được truyền các yếu tố đông máu, thì việc chủng ngừa nên được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi bổ sung đủ liều yếu tố đông máu.
• Nên chườm một túi đá lên vị trí trước khi tiêm.
• Sau khi tiêm chủng, nên ấn mạnh lên vị trí tiêm trong 5 phút.
Trẻ em và thanh niên đã bị hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) có thể lựa chọn chủng ngừa hay không. Nếu họ quyết định chủng ngừa, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Mỹ khuyến cáo nên cân nhắc trì hoãn việc tiêm phòng Covid-19 cho đến khi khỏi bệnh và trong 90 ngày sau ngày chẩn đoán viêm đa hệ thống.
Bình luận (0)