Những vụ tấn công mạng kinh điển nhất trong một thập niên qua

24/07/2016 17:14 GMT+7

Từng có lúc một số quốc gia bị tấn công mạng gần như mất liên lạc với internet quốc tế...

Cuộc tấn công mạng suốt 21 ngày nhằm vào Estonia năm 2007
Vào khoảng cuối tháng 4.2007, chính phủ Estonia đã bị tin tặc tấn công từ chối dịch vụ (Ddos) kéo dài suốt 21 ngày. Từ các trang thông tin chính phủ cho tới các trang cá nhân của tổng thống, các bộ trưởng và Quốc hội đều chịu ảnh hưởng chung.
Thậm chí, các chuyên gia an ninh mạng ước tính cuộc tấn công mạng vào Estonia từng có lúc khiến đất nước này gần như bị mất liên lạc với mạng internet quốc tế. Estonia sau đó đã thành lập hệ thống bảo vệ mạng cũng như tăng chi tiêu cho việc đẩy mạnh các biện pháp an ninh mạng.
Phát tán malware vào hệ thống mạng của Mỹ năm 2008
Mỹ liên tục bị tấn công mạng Ảnh: BusinessInsider
Chính phủ Mỹ sử dụng 2 mạng chia sẻ thông tin tuyệt mật là SIPRNe và JWICS. Vào năm 2008, cả 2 mạng thông tin này đều bị tấn công qua hình thức phát tán malware với mã độc có tên Agent.btz. Trớ trêu thay, malware bị lây lan thông qua một chiếc USB.
Ngay lập tức, chính phủ Mỹ đã phải ban hành một chương trình hành động nhằm ngăn chặn malware phát tán, thậm chí là cấm dùng USB. May mắn là sau đó Agent.btz bị vô hiệu hóa khiến nó không thể truyền đi các thông tin lấy cắp được.
Tấn công vào cơ sở hạt nhân của Iran năm 2009
Thời đó, người ta gọi đây là sâu máy tính Stuxnet (tên gọi lúc đầu là Olympic Game), được phát triển bởi các kỹ sư của Mỹ và Israel. Nhờ vào một điệp viên, Stuxnet đã lây nhiễm thành công vào máy tính tại một cơ sở làm giàu hạt nhân của Iran ở Natanz.
Stuxnet đã phá hủy hơn 1.000 máy tính ở các cơ sở hạt nhân của Iran. Không ai khác, chính quân đội Mỹ là đơn vị đã sử dụng Stuxnet nhằm vào các mục tiêu ở nước ngoài, khiến các mục tiêu này không thể phát hiện được sự xâm nhập của các máy bay Mỹ.
Tấn công hãng dầu mỏ Saudi Aramco năm 2012
Iran chứng tỏ mình cũng rất mạnh về công nghệ thông tin Ảnh: BusinessInsider
Sau vụ tấn công của Stuxnet, tới lượt Iran trả đũa Mỹ bằng một đội quân hacker chuyên nghiệp, với tổng mức đầu tư lên tới 20 triệu USD. Mục tiêu của đội quân này là vụ tấn công vào hãng dầu mỏ Saudi Aramco diễn ra vào năm 2012.
Bằng cách gửi đi email chứa mã độc, các hacker Iran đã làm tê liệt toàn bộ các máy tính của Saudi Aramco, khoảng hơn 35.000 máy tính. Từng có lúc các nhân viên tại đây phải sử dụng máy đánh chữ và giấy bút để tiếp tục công việc.
Vụ hack thế kỷ nhắm vào Sony Pictures năm 2014
Người Mỹ ''tố'' phía Triều Tiên là thủ phạm trong vụ tấn công vào Sony Pictures Ảnh: BusinessInsider
Năm 2014, tới lượt Sony Pictures bị tấn công bởi một nhóm hacker dẫn tới việc làm rò rỉ hàng ngàn email, số điện thoại, các bộ phim chưa phát hành và một nửa sơ đồ hoạt động của công ty. Chính phủ Mỹ đã đổ lỗi cho Triều Tiên đứng sau vụ tấn công này.
Rất nhanh sau đó, phía Triều Tiên đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc và nói rằng họ không hề có liên quan đến vụ tấn công vào Sony Pictures. Cho tới nay, hacker thật sự của vụ tấn công vẫn chưa lộ diện. Còn người Mỹ vẫn tin rằng đó là một đòn đánh của Triều Tiên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.