Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư ruột

22/05/2021 00:11 GMT+7

Người mắc ung thư ruột đang gia tăng trong vài năm qua. Và liệu nguyên nhân có phải là do sử dụng kháng sinh?

Các triệu chứng ung thư ruột giai đoạn đầu bao gồm thay đổi thói quen đi vệ sinh như tiêu chảy, táo bón, thay đổi độ đặc của phân hoặc máu trong phân.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư ruột

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh chết người bao gồm chế độ ăn kém lành mạnh với quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến và quá ít chất xơ.
Ngoài ra, thừa cân cũng là một yếu tố góp phần khác.
Uống nhiều kháng sinh liệu có phải là nguyên nhân gây ung thư ruột?
Các chuyên gia đã cảnh báo việc sử dụng kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột, theo Express.
Họ lo sợ thuốc làm thay đổi vi khuẩn trong ruột, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gây tử vong thứ 2 trên thế giới.
Giờ đây, các nhà khoa học ở Mỹ đã cảnh báo thuốc kháng sinh có thể là một yếu tố nguy cơ - và kêu gọi các bác sĩ nên cân nhắc kỹ trước khi kê đơn thuốc.
Nguyên nhân là do tình trạng kháng thuốc kháng sinh - do lạm dụng thuốc - có nguy cơ thúc đẩy sự lây lan của siêu vi khuẩn và đưa chúng ta trở lại thời đại mà các bệnh nhiễm trùng nhỏ cũng có thể gây chết người.
Thuốc có tác dụng mạnh mẽ và lâu dài trên hệ vi sinh vật đường ruột, làm thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn có lợi và có hại.

Thuốc 'làm tăng nguy cơ ung thư ruột'

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một nguyên nhân chính khác có thể dẫn đến ung thư ruột là do sử dụng kháng sinh.
Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này cho thấy có một yếu tố nguy cơ gây ung thư ruột có thể xuất phát từ hệ vi sinh đường ruột dọc theo chiều dài của ruột và lưu ý lại tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc kháng sinh.
Cẩn thận với loại thuốc ai cũng thường dùng vì có thể gây ung thư ruột1

Kháng sinh có thể làm thay đổi bất lợi sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong ruột

ẢNH: SHUTTERSTOCK

Trong nghiên cứu, được công bố trên BMJ, các chuyên gia tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã xem xét kỹ hơn mối liên quan tiềm ẩn giữa việc sử dụng kháng sinh với ung thư ruột kết.
Họ đã thu thập đơn thuốc mà 28.930 bệnh nhân mắc ung thư ruột và trực tràng, đã từng uống trong thời gian theo dõi trung bình là 8 năm và đơn thuốc của 137.077 bệnh nhân tương ứng nhưng không bị ung thư ruột.
Kết quả cho thấy, có đến 70% bệnh nhân ung thư ruột và trực tràng và 68,5% người không mắc bệnh - đã được kê đơn uống kháng sinh.
Trong đó, đến 60% số người tham gia nghiên cứu đã được kê nhiều hơn một loại kháng sinh.
Nghiên cứu lưu ý: “Mối liên quan giữa ung thư ruột và việc sử dụng kháng sinh rất rõ ở những bệnh nhân đã dùng thuốc kháng sinh hơn 10 năm trước khi họ phát bệnh ung thư”, theo Express.
Thuốc kháng sinh đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều thập kỷ. Sự ra đời của penicillin đánh dấu sự khởi động của "kỷ nguyên vàng" của thuốc kháng sinh. Hầu hết đều cực kỳ hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng.
Tuy nhiên, điều đáng lo là, các nghiên cứu mới nhất đã phát hiện việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài làm tăng khả năng phát triển tiền chất của ung thư ruột, theo Express.
Nghiên cứu, được đăng trên tạp chí về đường ruột - Gut, đã phát hiện, kháng sinh có thể làm thay đổi bất lợi sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu hồ sơ của khoảng 11,3 triệu người từ 674 cuộc phẫu thuật.
Bác sĩ Cynthia Sears cho biết: "Những bệnh nhân phát triển ung thư ruột có nhiều khả năng được kê đơn thuốc kháng sinh nhiều hơn những bệnh nhân không bị ung thư”, theo Express.

Có nên lo lắng?

Tuy nhiên, mọi người không nên lo lắng. Các nhà nghiên cứu thừa nhận đây là một nghiên cứu quan sát và do đó không thể xác định nguyên nhân.
Họ không thể đánh giá các yếu tố lối sống khác hoặc việc điều trị tại bệnh viện có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư của bệnh nhân.
Giáo sư Kevin McConway, chuyên gia thống kê tại Đại học Mở (Anh), tuyên bố: “Riêng tôi không hề lo lắng về việc sử dụng kháng sinh trong quá khứ và nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột của mình”, theo Express.
“Nghiên cứu có nhiều điểm mạnh và đặc biệt sử dụng cơ sở dữ liệu lớn của Anh, có thể đại diện cho dân số Anh. Vấn đề là những người đã uống thuốc kháng sinh sẽ khác với những người không dùng thuốc theo một cách nào đó, và cũng có thể chính một trong những khác biệt này tạo nên sự khác biệt về tỷ lệ ung thư, chứ không phải ung thư là do tác động của các loại kháng sinh”, giáo sư Kevin McConway cho biết thêm.
Cả tiến sĩ Ian Johnson, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Khoa học Sinh học Quadram ở Norwich (Anh), cũng cho biết những phát hiện này tuy "thú vị" nhưng mọi người không nên quá lo lắng, theo Express.
Ông nói: "Nguy cơ gia tăng ung thư đại tràng ở những người tiếp xúc nhiều nhất với một số loại kháng sinh cũng chỉ khoảng 15%, tương đương với nguy cơ mắc ung thư ruột khi thường xuyên ăn thịt chế biến".
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.