Trong lúc việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế thì cái bắt tay giữa ngân hàng Shinhan và Zalo được kỳ vọng sẽ tạo nên nhiều đột phá khi mà Zalo đang là đơn vị đi đầu và tích cực nhất trong việc nghiên cứu, phát triển AI và Shinhan là đơn vị tài chính tiềm lực hàng đầu Hàn Quốc.
Trí tuệ nhân tạo sẽ là cách thức tương tác của ngân hàng trong 3 năm tới
Theo dự báo của công ty tư vấn Analysys, đến năm 2020, toàn bộ mảng tư vấn tài chính dựa trên trí tuệ nhân tạo của các ngân hàng, công ty quản lý quỹ và các công ty công nghệ tài chính ở Trung Quốc có thể đạt quy mô 5,22 nghìn tỉ nhân dân tệ, tương đương 783 tỉ USD.
Trên phạm vi toàn cầu, lĩnh vực khởi nguồn từ Mỹ này được dự báo đạt quy mô 6,5 nghìn tỉ USD vào năm 2025, từ mức 100 tỉ USD vào năm 2016, Công ty tư vấn McKinsey dự báo.
Gần đây, thế giới chứng kiến sự thành công của hàng loạt các công ty khởi nghiệp sử dụng công nghệ tài chính (Fintech) mới thành lập khi thu hút được một lượng lớn những người sử dụng nhờ việc đón đầu nhu cầu của khách hàng. Chính điều đó đã buộc các ngân hàng truyền thống phải hiện đại hóa mô hình kinh doanh của mình và đặt AI vào tâm điểm của quá trình này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về dịch vụ khách hàng dựa trên công nghệ số.
|
Nỗ lực mang AI vào cuộc sống
Ngày 21.6.2018, cái bắt tay chiến lược giữa Zalo và Shinhan được kỳ vọng sẽ tạo một bước đột phá mới trong việc ứng dụng công nghệ AI vào cuộc sống, cụ thể là ở lĩnh vực tài chính ngân hàng.
|
Shinhan với kinh nghiệm của một tập đoàn tài chính hàng đầu Hàn Quốc, đơn vị này đã nhắm đến thị trường Việt Nam từ rất sớm. Shinhan đánh giá cao mảng AI của Zalo nên đề nghị kết hợp cùng nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Tôn chỉ hoạt động của Shinhan là mang đến một dịch vụ đẳng cấp quốc tế cho người Việt thông qua việc ứng dụng công nghệ mới nhất.
|
Ngoài ra, hợp tác này còn được cho là sẽ giải quyết được bài toán xử lý ngôn ngữ tiếng Việt còn nhiều hạn chế trước đó khi mà Zalo với lợi thế là một ứng dụng “Made in Việt Nam” có hơn 100 triệu người dùng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dù đang là xu hướng trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 nhưng cả AI và Fintech đều là những công nghệ khá khó trong giai đoạn hiện tại. Các công ty hiện nay cũng chỉ mới chỉ dừng lại ở bước sử dụng những nền tảng sẵn có và phát triển thêm chứ chưa có sự hợp tác, nghiên cứu sâu rộng. Mặc dù vậy, khi mà kỷ nguyên AI ở Việt Nam đã bắt đầu, đồng thời là một cơ hội tốt để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển thì cái bắt tay của Shinhan và Zalo được kỳ vọng nếu thành công sẽ là một bước đột phá trong việc mang AI vào cuộc sống.
Bình luận (0)