Ngày 29.4, BSCKI Triệu Quốc Ngọc, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, cho biết ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt, các bác sĩ kết hợp hội chẩn liên chuyên khoa, đánh giá tình trạng thương tật ngay tại giường cấp cứu.
Bệnh nhân bị tổn thương nặng, mất nhiều máu. Phần chi bị đứt lìa bảo quản trong thùng đá mang theo đang dần tái nhợt nên các bác sĩ thống nhất tiến hành phẫu thuật nối bàn chân cho bệnh nhân ngay trong đêm.
Sau cuộc hội chẩn, bệnh nhân được đưa ngay lên phòng mổ. Đội Vi phẫu phối hợp cùng ê kíp đã tiến hành cắt lọc, làm sạch ổ gãy và phần chi bị đứt lìa, loại bỏ dị vật và thực hiện nối lại phần bàn chân bị đứt lìa cho bệnh nhân.
Bàn chân trước khi nối |
bvcc |
Sau 8 tiếng, ca phẫu thuật kết thúc thành công, các đầu ngón chân của bệnh nhân trở nên hồng hào và hồi lưu máu về được. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển về Khoa Chấn thương Chỉnh hình để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Bác sĩ Triệu Quốc Ngọc cho biết, các ca phẫu thuật nối chi thể thường mất rất nhiều thời gian. Để nối lại những ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân... giúp bệnh nhân có thể hồi phục lại gần giống như trước, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề chuyên môn cao, kiên trì, tỉ mỉ từng động tác mới có thể nối lại được từng chi tiết bị đứt.
"Quan trọng nhất đó là các chi thể bị đứt lìa phải được bảo quản đúng cách và nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để được xử lý và can thiệp kịp thời", bác sĩ Ngọc chia sẻ.
Bình luận (0)