Nối bàn chân bị đứt rời cho cháu bé 3 tuổi

06/09/2012 09:10 GMT+7

(TNO) Đó là trường hợp của bé Nguyễn Văn Dân (3 tuổi, ở Thái Bình) vào cấp cứu tại khoa Phẫu thuật tạo hình - hàm mặt, Bệnh viện (BV) Việt Đức, Hà Nội. Bác sĩ Đào Văn Giang cho biết, cháu bé được đưa đến đêm 21.8 trong tình trạng bàn chân phải đứt rời hoàn toàn; chân phải cụt qua khớp cổ chân.

(TNO) Đó là trường hợp của bé Nguyễn Văn Dân (3 tuổi, ở Thái Bình) vào cấp cứu tại khoa Phẫu thuật tạo hình - hàm mặt, Bệnh viện (BV) Việt Đức, Hà Nội.

Bác sĩ Đào Văn Giang cho biết, cháu bé được đưa đến đêm 21.8 trong tình trạng bàn chân phải đứt rời hoàn toàn; chân phải cụt qua khớp cổ chân. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển vào phòng phẫu thuật nối ghép bàn chân.

Theo lời kể của gia đình, vì sống trên sông nước, người lớn trong gia đình đã lấy dây dù buộc chân bé vào thành thuyền để ngừa bị ngã xuống sông. Không may, sợi dây bị cuốn vào guồng động cơ máy chạy thuyền, kéo căng và nghiến đứt phăng bàn chân phải.

Bàn chân cháu bé đã bị vứt xuống sông trong lúc gia đình hốt hoảng rồi sau đó lại được mò lên.

Bé Dân được sơ cứu tại BV tỉnh Thái Bình rồi được chuyển lên BV Việt Đức cùng bàn chân đã đứt.

 Nối bàn chân bị đứt rời cho cháu bé 3 tuổi
Kiểm tra bàn chân ghép trước ra viện - Ảnh: Thúy Anh

Theo bác sĩ, đây là một ca nối khó vì thời gian bị đứt tương đối lâu (khoảng 10 giờ trước khi đến bệnh viện) với tổn thương đụng giập. Mạch máu cần ghép nối rất nhỏ: 0,8 mm, chỉ bằng 1/5 so với mạch máu của người lớn.

Đến ngày 5.9, sau 16 ngày được phẫu thuật, bàn chân của bé Dần đã hồng ấm, có dấu hiệu sự sống và được xuất viện, khả năng chân được nối có thể phục hồi. Sau 2 tuần nữa sẽ được tháo đinh, tháo bột và tập phục hồi chức năng.

Bác sĩ Giang lưu ý, các ca tai nạn mất chân, tay, tai, mũi, da đầu, dương vật... đều có thể phẫu thuật nối liền nhưng cần “bảo quản” bộ phận đúng cách: cần nhặt ngay bộ phận đứt rời, bọc vào một miếng gạc (nếu có), sau đó cho vào túi ni lông sạch, buộc kín rồi tiếp tục cho vào ni lông đựng nước, sau đó mới cho vào hộp hoặc thùng đựng đá. Việc bảo quản này tránh cho bộ phận đứt tiếp xúc trực tiếp với đá gây bỏng lạnh, làm tăng thời gian sống cho bộ phận đứt rời. Nếu bộ phận đó được ghép nối trong vòng 6-10 tiếng sau khi bị đớt rời và bảo quản đúng, tỷ lệ thành công có thể trên 80%.

                                                Nam Sơn

>> Bàn chân người trôi trên sông Đồng Nai
>> Bàn chân người trên sông
>> Những bàn chân vượt qua số phận
>> Bàn chân lớn nhất thế giới
>> Nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường
>> Bàn chân nóng
>> Bàn chân bẹt
>> Bàn chân của Nhẫn
>> Một bàn chân người bị chặt gửi đến văn phòng chính phủ Canada
>> Nối thành công bàn chân bị đứt lìa
>> Tự mát-xa bàn chân
>> Chứng lạnh dưới lòng bàn chân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.